Tuần: 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TPPCT: 1
Bài 1
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- HS chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh liên quan tới bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, sưu tầm một số động vật ở địa phương
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể.(20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1, 1.2 SGK tr.5, 6, nghiên cứu thông tin -> trả lời câu hỏi: Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS và bổ sung.
- GV thông báo: hình 1.1 là hình ảnh 1 số loài vẹt sống trên hành tinh chúng ta. Vẹt là loài chim đẹp và quý nhưng cả thế giới có tới 316 loài khác nhau (trong đó có tới 27 loài có trong sách đỏ)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Hãy kể tên các loài động vật thu thập được khi tát một ao cá? Chặn dòng nước suối nông?
2. Ban đêm mùa hè trên cánh đồng có những loài động vật nào phát ra tiếng kêu?
3. Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong đàn ong, đàn kiến, đàn bướm, đàn cá,…..?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài
- GV gọi HS đọc thông tin mục ( SGK tr.6
- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin -> trả lời đạt: Số lượng loài hiện nay là 1,5 triệu với những kích thước khác nhau.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi đạt:
1. Dù ở ao hay suối, đều có nhiều loài động vật khác nhau sinh sống
2. Thường có cóc, ếch, ve sầu, dế mèn, sâu bọ…… phát ra tiếng kêu
3. Số lượng cá thể trong loài rất nhiều.
- HS tự rút kết luận
- HS ghi bài vào vở.
- HS đọc thông tin mục ( SGK tr.6
Kết luận :
Thế giới động vật rất đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về loài và đa dạng về số cá thể trong loài.
Hoạt động 2: Đa dạng về môi trường sống(20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4 SGK tr.7 -> hoàn thành bài tập điền vào chú thích
- GV cho HS chữa nhanh bài tập.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.3 SGK tr.7 để nhận thấy dù ở Nam cựu chỉ toàn băng tuyết nhưng chim cánh cụt vẫn đông loài, rất đa dạng và phong phú.
- GV hỏi:
1. Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
2. Nguyên nhân gì khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng Ôn đới, Nam cực?
3. Động vật ở nước ta có đa dạng và phong phú không? Vì sao?
4. Hãy nêu ví dụ để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật.
- GV nhận xét, bổ sung
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV cho HS ghi bài
- GV liên hệ: để giới động vật mãi đa dạng và phong phú, chúng ta phải làm gì?
- HS quan sát hình 1.4 SGK tr.7 -> điền vào chú thích
- HS tự chữa bài.
- HS trả lời đạt:
1. Chim cánh cụt nhờ lớp mỡ tích lũy dày, lông rậm và tập tính chăm sóc trứng và con non rất chu đáo nên chúng thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực để trở thành nhóm chim cũng rất đa dạng và phong phú.
2. Nguyên nhân khiến