Đạo đức
PPCT:19
Bài:Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
( Tích hợp GDMT:Liên hệ -KNS)
I/ Mục tiêu:
-em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc, được đối xử bình đẳng.
-Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức. Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới.
*KNS: kĩ năng trình bày, kĩ năng ứng xử, kĩ năng bình luận.
-HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
GDMT: Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm. Tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới.
* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Kiểm tra cuối học kì I
- Gv nhận xét bài làm của HS:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Bài mới:
a/ Khám phá:
-HS quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
* Thiếu nhi trên thế giới đều là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da…Vậy chúng ta cần phải có thái độ NTN? Quan tâm giúp đỡ họ ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vào bài Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
-GV ghi tựa bài lên bảng
b/ Kết nối:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về các tranh ảnh.
- Mục tiêu: HS biểu hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
-HS có quyền tự do kết giao bạn bè.
-Cách tiến hành:
- Phát cho các nhóm tranh ảnh về các cuộc giao lưu của trẻ em Việt Nam với trẻ em thế giới ( trang 30 –VBT Đạo đức 3). Yêu cầu các nhóm xem tranh và thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ Trong tranh,ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai?
+ Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào?
+ Trẻ em Việt Nam và trẻ em ở các nước trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không?
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Trong tranh, ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các nhỏ nước ngoài. Không khí giao lưu rất đoàn kết, hữu nghị. Trẻ em trên toàn thế giới có quyền giao lưu, kết bạn với nhau không kể màu da, dân tộc.
* Hoạt động 2: Kể tên những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết những việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới.
- Gv yêu cầu Hs tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng họ các bạn thiếu nhi thế giới?
- Gv nhận xét chốt lại.
=> luận –GDMT:Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở các nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh . Các em có thể viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện tính đoàn kết của em với thiếu nhi quốc tế.
2
c/ Thực hành:
động 3: Viết thư kết bạn
-Yêu cầu các Hs trình bày các bức thư các bạn đã chuẩn bị tuần trước.
-GV lắng nghe, uốn năn câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế.
Hoạt động 4: Những việc em cần làm.
MT: HS biết những hành vi và việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
-Yêu cầu mỗi HS làm bài tập trong phiều BT.
PHIẾU BÀI TẬP
-Điền chữ Đ vào trước hành động em cho là đúng, chữ S vào trước hành động em cho là sai.
1. Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.
2. Ủng hộ quần áo, sách vở giúp bạn nhỏ nghèo Cu ba.
3. Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài.
4. Giới thiệu về đất nước với các bạn