LỚP TẬP HUẤN LUẬT TRẺ EM, TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM

Thứ bảy - 20/06/2020 14:52
          Theo Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trung bình mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 2.000 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. Tính chất của các vụ việc có chiều hướng phức tạp, nghiêm trọng hơn. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở nhiều độ tuổi, xảy ra ngay trong môi trường gia đình hoặc trường học, do nhiều đối tượng gây ra, trong đó có cả chính người thân trong gia đình, giáo viên và bạn bè trong trường học.
          Trong những năm gần đây, hàng loạt vụ bạo hành, xâm hại liên tiếp xảy ra với trẻ em đã và đang đặt ra những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đối với toàn xã hội. Vì vậy, việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, các buổi tuyên truyền… nhằm nâng cao kiến thức về Luật trẻ em, kỹ năng chăm sóc và bảo vệ trẻ em là một trong những việc làm hết sức có ý nghĩa trong công tác bảo vệ trẻ em. 
          Ngày 13/6/2020, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng triệu tập 200 cán bộ quản lý, giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ trẻ thuộc 20 trường Mầm non, Mẫu giáo công lập và ngoài công lập, chủ cơ sở các Nhóm lớp độc lập, chủ cơ sở các nhóm trẻ gia đình thuộc 12 xã, thị trấn trong toàn huyện về dự lớp tập huấn “Luật trẻ em, tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” do Sở Giáo dục phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức tại Hội trường Trung tâm văn hóa huyện Dầu Tiếng.
         Đến dự lớp tập huấn có Bà Phạm Bích Ngọc – Phó trưởng phòng và chuyên viên mầm non phòng Giáo dục Đào tạo huyện Dầu Tiếng.
          Tham gia lớp tập huấn, các đại biểu được nghe ông Nguyễn Thanh Hậu-cán bộ Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới - Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương triển khai, phân tích một số nội dung của Luật trẻ em năm 2016 như: Quyền trẻ em, nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận trẻ em, các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến trẻ em; những vấn đề cơ bản về bạo lực, xâm hại trẻ em. Ngoài ra, các đại biểu còn được triển khai các chương trình liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em như: Quy trình can thiệp, hỗ trợ các vụ việc xâm hại trẻ em; Kỹ năng bảo vệ trẻ em từ phía cha mẹ trẻ (gia đình) 
          Thông qua lớp tập huấn, góp phần bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Từ đó, giúp các cơ sở giáo dục mầm non và cha mẹ trẻ thực hiện tốt công tác quản lý trẻ em và nâng cao kỹ năng bảo vệ con em trong mỗi gia đình, góp phần giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI LỚP TẬP HUẤN
3 (2)
Ông Nguyễn Thanh Hậu-cán bộ Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới - Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương -báo cáo viên lớp tập huấn.
5 (1)
Toàn cảnh lớp tập huấn “Luật trẻ em, tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”

Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Nữ - Chuyên viên mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay4,918
  • Tháng hiện tại187,390
  • Tổng lượt truy cập6,283,784
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi