Vật Lý 6 (Thúy Hằng)

Tuần: 1(19/8-24/8)
Tiết:1
NS : 16/8/2013
ND: 19/8/2013
Bài 1,2: ĐO ĐỘ DÀI
----- ((( ---
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài.
- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
Kỹ năng.
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
- Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
- Biết đo độ dài của một số vật thông thường.
- Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.
3. Thái độ.
- Rèn luyện cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu nhập thông tin trong nhóm.
- Rèn tính trung thực thông qua việc ghi kết qủa đo.
II. Chuẩn bị:
* GV : chuẩn bị Cho cả lớp:
- Tranh vẽ to 1 thước kẻ có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2mm
- Tranh vẽ to bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”
* HS : Mỗi nhóm học sinh:
- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm
- Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm
- Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra tập, sách đầu năm của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (1’)



(Cho HS quan sát và trả lời :
- Tại sao đo độ dài của cùng một đoạn dây, mà hai chị em lại có kết quả khác nhau?
( Để khỏi tranh cãi hai chị em phải thống nhất với nhau điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

- Gang tay chị dài hơn gang tay em.
- Hoặc độ dài trong mỗi lần đo có thể không giống nhau, cách đặt gang tay có thể không chính xác, nên có phần dây không được đo, phần dây được đo hai lần …
- Đếm gang tay không chính xác…

Hoạt động 2: Ôn lại các đơn vị đo độ dài và ước lượng độ dài. (5’)

? Đơn vị đo độ dài gồm có những đơn vị nào?
? Đơn vị chuẩn dùng để đo độ dài là đơn vị nào? (m)
- Gọi HS lên bảng làm C1.
- Hướng dẫn HS làm câu C2:
- Phát thước cho nhóm HS.
- Cho HS từng bàn ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Sau đó dùng thước kiểm tra xem ước lượng của nhóm so với độ dài thật khác nhau bao nhiêu.
- Sự khác nhau giữa độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra của nhóm nào càng nhỏ thì nhóm đó có khả năng ước lượng càng tốt.
- Hướng dẫn HS làm câu C3:
- Cho HS ước lượng độ dài gang tay mình rồi dùng thước kiểm tra.
- Giới thiệu cho HS:
1 inch = 2,54 cm
1fit = 30,48 cm.

- Các đơn vị là: km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- Đơn vị chuẩn dùng để đo độ dài là mét.
- HS làm câu C1.
- HS thảo luận nhóm làm câu C2:
+ Nhóm nhận dụng cụ đo độ dài.
- Ước lượng độ dài cạnh bàn.

- Dùng thước kiểm tra lại ước lượng đó.


- Từng HS làm C3, ghi kết quả đo được vào vở.
I. Đơn vị đo độ dài.
1. Ôn lại đơn vị đo độ dài.
- Đơn vị chuẩn dùng để đo độ dài là mét.



2. Ước lượng độ dài.
C2: Tuỳ theo từng nhóm.









C3: Tuỳ kết quả của HS


Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. (10’)

- Cho HS quan sát và trả lời C4.
? Cho biết ở các hình a, b, c dùng loại thước nào?
- Gọi HS đứng trả lời.
? Dụng cụ đo độ dài là gì?
? Kể tên một số loại thước?

- Thông báo cho HS: Khi sử dụng một dụng cụ nào đó ta cần phải biết GHĐ và ĐCNN của nó.
- GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN là độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Vật Lý 6 (Thúy Hằng)
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Hoàng Anh Tuấn
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Vật lý 6
Gửi lên:
24/03/2014 20:32
Cập nhật:
23/11/2024 18:53
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
142.60 KB
Xem:
1382
Tải về:
179
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay6,924
  • Tháng hiện tại225,648
  • Tổng lượt truy cập7,970,772
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi