BÀI: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC_TUẦN 26.


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI LỚP 2
Tiết 26: Một số loài cây sống dưới nước
(KNS)

I.Mục tiêu bài học:
-Kiến thức: Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống dưới nước.
Nêu được các đặc điểm giúp cây sống trôi nổi ( hoặc những đặc điểm giúp cây sống dưới đáy ao hồ, có rễ bám sâu vào bùn )
*HS khá giỏi: Kể được tên một số cây sống trôi nổi hoặc một số cây có rễ cắm sâu trong bùn.
-Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
*KNS: Kĩ năng quan sát; Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng hợp tác; Phát triển kĩ năng giao tiếp.
-Thái độ: Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
II- Phương tiện dạy học:
-Giáo viên: Tranh sưu tầm, tranh ảnh về các loài cây ở dưới nước.
-Học sinh: Sách tự nhiên và xã hội, vở BT.
III- Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1.Bài cũ:
-2 HS trả lời
Kể tên một số loài cây sống trên cạn và nêu lợi ích của chúng

Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới:
a)Khám phá:
-Em biết cây sống dưới nước là sống như thế nào?
-Kể tên các loài cây sống dưới nước mà em biết.
-Chúng có ích lợi gì?

Để biết thêm về cây sống dưới nước. Hôm nay, các em học bài 26: Một số loài cây sống dưới nước.
b)Kết nối:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
-Gv treo hình minh họa các cây trong SGK và yêu cầu HS quan sát.
-Chỉ và nói tên những cây trong hình.


-GV cho học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập có nội dung như sau:
Tên cây.
Bạn thường thấy cây mọc ở đâu?
Cây này có hoa không? Hoa của nó có màu gì?
Ích lợi của cây?
.
-Giáo Viên theo dõi, đi đến các nhóm giúp đỡ.


- Giáo Viên nhận xét và chốt ý.
+ Hình 1: Cây lục bình (còn gọi là bèo Nhật Bản hay bèo Tây).
Sống ở ao, hồ. Lá to màu xanh và có cuống phồng xốp nhẹ, hoa mọc thành chùm, đứng và có màu tím nhạt. Rễ mọc theo chùm.
Ích lợi: Làm thức ăn cho lợn.
+Hình 2: Cây rong
Sống ở dưới đáy ao, hồ. Thân mềm, phiến lá chia nhỏ thành hình sợi chỉ, rễ mọc theo chùm.
Ích lợi: Được dùng để trang trí hồ cá cảnh, là nơi để cá sinh sống.
+Hình 3: Cây sen
Cây sống ở ao, hồ, đầm. Cây có một rễ lớn và nhiều rễ con xung quanh bám sâu vào bùn. Cây có lá to, màu xanh, hoa màu trắng (hồng).
Ích lợi: Nhụy hoa dùng để ướp trà, hạt và củ ăn rất bổ, lá sen dùng để gói thức ăn, hoa để trang trí.
-GV giới thiệu một số đoạn thơ miêu tả hoa sen:
+ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
+ Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

-GV hỏi: Trong số các cây được giới thiệu, cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy ao hồ ?
*Kết luận: Cây lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước. Cây sen có thân và rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy ao hồ. Cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên trên mặt nước.

c)Thực hành:
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm được.
Trưng bày những cây thật hoặc tranh ảnh đã sưu tầm được để cả lớp cùng quan sát, phân loại
-GV phát phiếu hướng dẫn quan sát.









-GV yêu cầu các nhóm giới thiệu các cây sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ bám sâu vào bùn, dưới đáy ao hồ. Hoàn thành phiếu.


- Em hãy tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm em và em đã học tập ở nhóm bạn những gì?
GV nhận xét, chấm điểm nhóm.
Hỏi:
-Ngoài các cây vừa sưu tầm được, em nào có thể kể tên các loài cây sống dưới nước khác mà em biết.
  Thông tin chi tiết
Tên file:
BÀI: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC_TUẦN 26.
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trần Thị Mai Thảo (thaottmthlongtan@dt.sgdbinhduong.edu.vn)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tự nhiên và Xã hội
Gửi lên:
14/03/2014 22:10
Cập nhật:
18/01/2025 14:40
Người gửi:
tranthimaithao
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
54.00 KB
Xem:
2500
Tải về:
121
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay9,669
  • Tháng hiện tại133,794
  • Tổng lượt truy cập8,426,531
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi