CHỦ ĐỀ: Tuyên truyền 3/9 nhóm hành vi bạo lực gia đình
Kính thưa! Ban lãnh đão ấp…..!
Kính thưa! Quý cô chú, anh chị!
Lời đầu tiên tôi xin phép được gửi đến toàn thể quý cô chú anh chị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
Như thường lệ, hôm nay tôi đến đây là để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, và nội dung tôi gửi đến quý cô chú, anh chị hôm nay là tuyên truyền về Luật phòng chống Bạo lực gia đình và cụ thể là các nhóm hành vi bạo lực gia đình.
Kính thưa! Quý cô chú, anh chị!
Chắc có lẽ mỗi chúng ta ai cũng biết, gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng con người lớn lên và dạy dổ họ thành những công dân có ích. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, và để làm được những điều đó thì mọi thành viên đều phải có trách nhiệm chung tay xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững. Từ đó, gia đình đã trở thành tổ ấm không thể thiếu cho mỗi một con người.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng là tổ ấm yêu thương, cũng là nơi để chia sẽ những niềm vui nỗi buồn, còn có rất nhiều gia đình, cá nhân chưa nhận thức được điều đó, nên nạn phân biệt đối xử và nạn bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra rất nhiều. Chính vì vậy mà cần phải có sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích đáng của các thành viên trong gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Có 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo lực gia đình, trong bạo lực gia đình có 25% gia đình bạo lực về tinh thần, 23% gia đình bạo lực về thể chất, 30% gia đình bạo lực về tình dục, do vậy, cần phải có hướng để giải quyết vấn đề trên, đó cũng là điều mà Đảng và nhà nước ta rất quan tâm.
Luật phòng chống bạo lực gia đình được QH nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua vào ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ ngày 01/07/2008 gồm có 6 chương, 36 điều. trong đó có quy định về các hành vi bạo lực gia đình gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Cưỡng ép quan hệ tình dục;
Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ;
Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình;
Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chổ ở.
Trong 9 hành vi trên thì tôi thấy có 3 hành vi thường gặp nhất đó là:
Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
Câu chuyện tình yêu ban đầu lúc nào cũng lãng mạng, ngây thơ, đến khi cùng nhau va chạm thực tế, cuộc sống không hài hòa lại gây ra những điều đau thương cho người bên cạnh mình, bắt người ta phải chịu những tức giận vô cớ thì thật là phi lý.
Và câu chuyện của Lương Văn Trọng đã tạt nước sôi cha, mẹ vợ, đánh vợ ngất xỉu, ném con vào tường chết hôm tháng 9 tại Huyện Bến Cát Tỉnh Bình Dương cũng đã để lại cho chúng ta niềm câm phẫn tột cùng, chỉ vì vợ mới sinh không cho quan hệ mà hắn đã đành tâm giết chết đứa con mới 18 ngày tuổi của mình, có tỉnh ngộ thì cũng đã quá muộn màng.
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Có câu: “ Thương nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông” , do đó, tình cảm gia đình đã phai nhạt thì việc xúc phạm đến thành viên khác trong gia đình không thể tránh khỏi, ví dụ như: “ Làm đàn ông vô dụng như vậy thì đi chết đi cho rồi” hay là “ một con đàn bà cù