BỀ MẶT LỤC ĐỊA

Tiết 67
NHIÊN XÃ HỘI
MẶT LỤC ĐỊA
( GDMT: mức độ bộ phận; KNS)
I/ Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
*GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin;Quan sát,so sánh;hợp tác;giao tiếp
- Yêu quý trái đất,yêu quý thế giới xung quanh.
* GDMT: Biết các loại địa hình trên bề mặt lục địa (sông, suối biển, ao, hồ, đồi, núi ..) là những thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.Từ đó HS có ý thức và có các việc làm cụ thể để giữ gìn môi trường sống của con người.
II. Phương tiện dạy học:
* GV: hình trong SGK; tranh ảnh suối , sông ,hồ
* HS: SGK, vở.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Bề mặt Trái Đất.
-Yêu cầu 2HS nêu tên các châu lục và đại dương.
- Gv nhận xét ,đánh giá.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

a) Khám phá:
-Kể tên các loại địa hình mà em biết?
-Kể tên các con sông,suối,hồ mà em biết?
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng và giới thiệu bài mới: Trên bề mặt lục địa có rất nhiều loại địa hình như sông suối,ao hồ,đồi núi,cao nguyên…Để phân biệt được các loại địa hình này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Bề mặt lục địa.
b)Kết nối:
Hoạt động 1:Làm việc theo cặp
Cách tiến hành
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128,thảo luận và trả lời theo các gợi ý.
+Chỉ trên hình chỗ nào đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.



-GV gọi một số nhóm HS trả lời trước lớp.
Kết luận : Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao
( đồi , núi ) có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên )có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ)
Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm.
Cách tiến hành
-Yêu cầu quan sát tranh ở trang 129,thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+Trong các hình sau,hình nào thể hiện suối,sông,hồ?




-GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Kết luận: Nước theo những khe chảy thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chổ trũng tạo thành hồ.
c)Thực hành:
Hoạt động 3:Làm việc cả lớp
Cách tiến hành
-GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số tên suối, sông, hồ.
-GV có thể giới thiệu thêm cho HS biết một vài con sông, hồ … nổi tiếng nước ta.
* GDMT:
-Sông suối,biển,ao hồ,đồi núi đem lại lợi ích gì cho con người và sinh vật?
-Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ấy?

-GV kết luận:Sông, suối, biển, ao, hồ, đồi, núi… là những thành phần tạo nên cuộc sống con người và các loài sinh vật. Cần phải biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của con người và các loài sinh vật.
d)Vận dụng:
-Bề mặt lục địa có đặc điểm gì?

-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài, sưu tầm tranh ảnh về Trái Đất.
-Chuẩn bị Bề mặt lục địa (tt ).


-Sông suối,đồi núi,cao nguyên…
-Sông Bạch Đằng,sông Cửu Long,…
-Lắng nghe.








-Quan sát và thảo luận

-Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao
( đồi , núi ) có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên )có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ).
-Đại diện nhóm trình bày







- HS quan sát tranh ở trang 129,thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Hình 2 thể hiện sông vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.
Hình 3 thể hiện hồ vì quan sát thấy có tháp Rùa, đây là hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không nhìn thấy thuyền nào đi lại
Hình 4 thể hiện suối vì thấy có nước chảy từ trên khe xuống tạo thành dòng.
- diện các nhóm lên trình bày




  Thông tin chi tiết
Tên file:
BỀ MẶT LỤC ĐỊA
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Đặng Thị Hồng Chiến (baongocdang7806@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tự nhiên và Xã hội
Gửi lên:
29/04/2014 11:47
Cập nhật:
23/11/2024 15:02
Người gửi:
dangthihongchien
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
16.90 KB
Xem:
915
Tải về:
49
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay5,478
  • Tháng hiện tại224,202
  • Tổng lượt truy cập7,969,326
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi