Tuần 20 - Tiết 20
Ngày soạn :25/12/2012
Ngày dạy : 02/01/2013
CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC
BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. Mục tiêu:
- Mô tả 1 hiện tượng hoặc 1 thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế ( chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện ).
II. Chuẩn bị:
- 1 thước nhựa dẹt, 1 thanh thủy tinh, 1 mảnh nilông, 1 mảnh phim nhựa, các vụn giấy viết, các vụn nilông, 1 quả cầu bằng nhựa xốp, 1 giá treo, 1 mảnh vải khô, 1 mảnh lụa, 1 mảnh len, 1 mảnh kim loại, 1 bút thử điện thông mạch, 1 phích nước nóng, 1 cốc đựng nước.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức học tập.
* ĐVĐ: Cho HS đọc 5 câu hỏi ở đầu chương và nêu mục đích của chương.
- Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len dạ, em đã từng thấy hiện tượng gì?
- HS SGK trang 47 và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe trình bày của GV.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm 1
* Yêu cầu HS đọc phần TN1 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu các dụng cụ TN và các bước tiến hành TN?
- Cho HS làm TN như SGK.
* Yêu cầu HS quan sát để điền bảng ở mục 3.
- Cho HS rút ra kết luận.
- HS đọc phần TN1 và trả lời câu hỏi của GV.
- HS làm TN.
- HS quan sát để điền bảng ở mục 3.
- HS rút ra kết luận.
I. Vật nhiễm điện.
* Thí nghiệm 1:
* Kết luận 1:
… có khả năng hút …
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm 2
* Yêu cầu HS đọc phần TN2 để bố trí và làm TN.
- HS làm TN.
- Cho HS rút ra kết luận.
* Giáo viên thông báo: Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
- HS đọc phần TN2 để bố trí TN.
- HS làm TN.
- HS rút ra kết luận.
* Thí nghiệm 2:
* Kết luận 2:
… làm sáng…
Hoạt động 4: Vậndụng – Dặn dò.
-Y/c HS thảo luận để trả lời câu C1, C2, C3.
+ Cho đại diện trả lời, các nhóm khác bổ xung.
+ GV thống nhất câu trả lời.
* Dặn HS về nhà học bài và làm các bài tập trong SBT. Đọc có thể em chưa biết. Xem bài mới.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu C1, C2,C3.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ xung.
- HS nghe giáo viên thống nhất.
- HS nghe lời dặn của GV.
II. Vận dụng.
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
C2: Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở ần đó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên bị nhiễm điện nhiều nhất. Do đó bụi bám vào đó nhiều nhất.
C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ, màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
IV. Rút kinh nghiệm:
Kí TTCM
Ngày…tháng…..năm………
Tuần 21 - Tiết 21
Ngày soạn :02/01/2013
Ngày dạy : 08/01/2013
BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
- Biết chỉ hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử
- Biết vật mang điện âm nhận thêm e, vật mang điện dương mất bớt e.
II