Tuần 6, tiết:11
Ngày dạy: 25/9/2013
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I. MỤC TIÊU:
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
- Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước(bị nhiệt phân huỷ).
Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- Viết các PTHH minh họa tính chất của bazơ
- Vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất .
-Vận dụng những tính chất của Bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng .
Thái độ
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1.GV:
Hóa chất: dd Ca(OH)2 ; dd NaOH ;CuSO4; phenolftalein ; quì tím.
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm ; đũa thủy tinh, ống hút.
2.HS: Đọc trước bài mới và soạn trước phần tính chất hóa học.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.định lớp
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
9A1
/
9A2
/
9A3
/
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Tác dụng của bazơ với chất chỉ thị màu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Nhỏ 1 giọt NaOH lên mẩu quì tím. Quan sát hiện tượng
- Nhỏ 1 giọt phenolfalein không màu vào ống nghiệm có sẵn NaOH. Quan sát hiện tượng
HS nêu nhận xét
GV: Gợi ý bài tập
Gọi HS trả lời
1. Tác dụng của bazơ với chất chỉ thị màu
Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh, phenolftalein không màu thành đỏ
Hoạt động 2: Tác dụng của dd bazơ với oxit axit:
GV: oxit axit có tác dụng được với dung dịch bazo không?
? Vậy dung dịch bazo có tác dụng được với oxit axit không? Sản phẩm sinh ra là gì?
HS: trả lời và viết PTHH minh họa?
GV: Lưu ý sản phẩm sinh ra có thể là muối trung hòa hoặc muối axit.
GV: Liên hệ thực tế.
2. Tác dụng của dd bazơ với oxit axit
- DD bazơ kiềm tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
SO2 + NaOH Na2SO3+ H2O
P2O5 + 3Ba(OH)2 Ba3(PO4)2 + 3H2O
Hoạt động 3: Tác dụng của dd bazơ với axit:
? Nhắc lại tính chất hóa học của axit
GV: axit có tác dụng được với bazo không?
? Vậy bazo có tác dụng được với axit không? Sản phẩm sinh ra là gì?
GV: Giới thiệu bao gồm cả bazơ tan và bazơ không tan
? Phản ứng giữa bazơ và axit là phản ứng gì?
? lấy VD minh họa
GV: Yêu cầu HS lấy VD cả bazơ tan và bazơ không tan
3. Tác dụng của dd bazơ với axit
Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O
Hoạt động 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm đun nóng Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn
- GV: Tạo sẵn Cu(OH)2 bằng cách cho CuSO4 tác dụng với NaOH
? Đốt Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn . Quan sát hiện tượng
GV: kết luận
? Viết PTHH
GV: Giới thiệu T/c bazơ tác dụng với muối sẽ học ở bài sau
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước
Cu(OH)2 t CuO + H2O
4.Củng cố:
-Yêu cầu HS sử dụng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học
- Yêu cầu HS làm bài tập (trong phiếu học tập)
Trong các chất sau: Cu(OH)2 ; MgO ; Fe(