GA HINH 6 CKTKN

Tuần 1; Tiết 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Chương I : đoạn thẳng
Bài 1: Điểm. Đường thẳng
I. Mục tiêu
+ Học sinh hiểu điểm là gì, đường thẳng là gì.
+ Hiểu quan hệ giữa điểm và đường thẳng.
+ Biết vẽ điểm, đường thẳng
+ Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng
+ Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu
II. Chuẩn bị của GV và HS
- Thước thẳng, mảnh bìa, hai bảng phụ.
- Thước thẳng, mảnh bìa.
III. Các hoạt động dạy học
- Giới thiệu phương pháp học tập.
- Giới thiệu chương trình học 6: 2 chương.
+ Chương I: Đoạn thẳng.
+ Chương II: Góc.
Mỗi hình phẳng là một tập hợp điểm của mặt phẳng. Ở lớp 6 ta sẽ gặp một số hình phẳng như: Đoạn thẳng, tia, đường thẳng, góc, tam giác, đường tròn, ….
Hình học phẳng nghiên cứu các tính chất của hình phẳng. (GV giới thiệu hình hình học trong bức tranh lụa nổi tiếng của Héc-Banh, hoạ sĩ ngưòi Pháp, vẽ năm 1951. SGK-T 102). Tiết học này đi nghiên cứu một số hình đầu tiên của hình học phẳng đó là: Điểm - Đường thẳng.
HĐ của GV và HS
Ghi bảng

GV: Vẽ hình lên bảng:
. A

. B .C
Quan sát cho biết hình vẽ trên có đặc điểm gì?.
HS:Quan sát và phát biểu.
GV : Quan sát thấy trên bảng có những dấu chấm nhỏ. Khi đó người ta nói các dấu chấm nhỏ này là ảnh của điểm .
Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C, .. để đặt tên cho điểm
Ví dụ: Điểm A, điểm B, điểm C ở trên bảng.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
GV: Hãy quan sát hình sau và cho nhận xét:
A . C
HS: hai điểm này cùng chung một điểm.
GV: Nhận xét và giới thiệu:
Hai điểm A và C có cùng chung một điểm như vậy, người ta gọi hai điểm đó là hai điểm trùng nhau.
- Các điểm không trùng nhau gọi là các điểm phân biệt.
HS: Lấy các ví dụ minh họa về các điểm trùng nhau và các điểm phân biệt
GV: - Từ các điểm ta có thể vẽ được một hành mong muốn không ?.
- Một hình bất kì ta có thể xác định được có bao nhiêu điểm trên hình đó ?.
- Một điểm có thể coi đó là một hình không ?.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét:
Nếu nói hai điểm mà không nói gì nữa thì ta hiểu đó là hai điểm phân biệt,
Với những điểm, ta luôn xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài và tự lấy ví dụ minh họa điểu nhận xét trên.
1. Điểm.
Ví dụ:
. A

. B .C

- Những dấu chấm nhỏ ở trên gọi là ảnh của điểm.
- Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C,… để đặt tên cho điểm

Chú ý:
A . C
- Hai điểm như trên cùng chung một điểm gọi là hai điểm trùng nhau

.A .C
- Gọi là hai điểm phân biệt.

* Nhận xét :
Với những điểm, ta luôn xây dựng được các hình. Bất kì
  Thông tin chi tiết
Tên file:
GA HINH 6 CKTKN
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Hải Hưng (haihung9969@yahoo.com.vn)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Toán học 6
Gửi lên:
01/09/2011 19:40
Cập nhật:
18/01/2025 20:14
Người gửi:
nguyenhaihung
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
610.80 KB
Xem:
743
Tải về:
43
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay15,568
  • Tháng hiện tại139,693
  • Tổng lượt truy cập8,432,430
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi