Ứng dụng công nghệ thông tin

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC - CÔ NGUYỄN THỊ HUẾ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Thạc sĩ  Nguyễn Thị Huế
Trường Tiểu học La Thành - Thổ Quan, Hà Nội
 
1. Vai trò của công nghệ thông tin
 
“Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”
Đúng vậy, giảng dạy bằng giáo án điện tử (GAĐT) hiện nay được nhiều trường áp dụng để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh một cách nhanh và hiệu quả nhất. Cái được lớn nhất ở GAĐT chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được truyền tải đến học sinh. Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc Giáo viên(GV) bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng GAĐT, những chuyện đó chỉ cần một lần click chuột. Để làm được điều đó ngoài kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn.
2. Cách soạn một bài dạy bằng giáo án điện tử
Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp:
Tuy nhiên, theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không.
- Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi/kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh. (Sự liên tưởng và tưởng tượng có thể tạo ra nhiều cách thức suy nghĩ và nhiều dạng hoạt động học tập).
- Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đũi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề.
- Ba là nguồn tư liệu hỡnh ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hỡnh, phim ảnh… và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người biên soạn).
Bước 2: Lập dàn ý trình bày
Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng trên nháp.
- Thứ nhất là phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng.
- Hai là các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện.
- Thứ ba là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Thoạt đầu, giáo viên miêu tả các thành phần kiến thức. Theo kinh nghiệm, để dàn ý bài dạy trở nên rõ ràng nhờ vậy có thể dễ dàng biến nó thành bài soạn, chúng tôi trình bày các ý tưởng của bài dạy dưới dạng các slide.
Bước 3. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công cụ biên soạn
Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: (1) trong sách báo, tạp chí, intenet, chụp băng CD, VCD, DVD... rồi nhập vào máy tính bằng cách sử dụng phần mềm Flash, Violet ...
Bước 4: Viết giáo án điện tử
Đây là một hoạt động đũi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần mềm Power Point. Sau đây, chúng tôi xin nêu một số mẹo để có thể soạn thảo một giáo án điện tử nhanh và hiệu quả.
- Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu ……Sau đó copy toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text nội dung, tất cả các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại.
- Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự quyết định trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từng đối tượng học sinh, không cần phải
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Ứng dụng công nghệ thông tin
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Thị Thu Hưởng (truongtieuhocthanhan2011@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tin học
Gửi lên:
18/04/2012 16:23
Cập nhật:
22/11/2024 11:30
Người gửi:
truongtieuhocthanhan2011@gmail.com
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
152.50 KB
Xem:
609
Tải về:
7
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay5,393
  • Tháng hiện tại213,542
  • Tổng lượt truy cập7,958,666
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi