Tuần 26. Thắng biển

CHÀO THẦY VÀ CÁC EM
HỌC SINH THÂN MẾN!
Gv: Trần Thị Sáu
Thứ năm, ngày 8 tháng 03 năm 2013
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
Bài tập 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?
Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.)
b) Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.)
Bài tập 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?
a) Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.)

Có thể dùng các câu ở đoạn a để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn a, nói lên được tình cảm của người tả đối với cây.
Bài tập 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?
b) Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.)
Có thể dùng các câu trong đoạn văn b để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây.
Đây là kết bài mở rộng.


Vậy thế nào là kết bài mở rộng
trong bài văn miêu tả cây cối?
Trong bài văn miêu tả cây cối, kết bài mở rộng là
nói lên được tình cảm của người tả đối với cây
và nêu lên ích lợi của cây.

Bài tập 2: Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
a) Cây đó là cây gì?
b) Cây đó có ích lợi gì?
c) Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?



Bài tập 3: Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.
Em rất yêu cây bàng ở trường em. Cây bàng có rất nhiều ích lợi. Nó không những là cái ô che nắng, che mưa cho chúng em, lá bàng dùng để gói xôi, cành để làm chất đốt, quả bàng ăn chan chat, ngòn ngọt, bùi bùi, thơm thơm. Cây bàng là người bạn gắn bó với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò chúng em.

Bài tập 4: Em hãy viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:
a) Cây tre ở làng quê.
b) Cây tràm ở quê em.
c) Cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Cây tre
Cây đa đầu làng
Cây tràm
Cây tre
Cây đa đầu làng
Cây tràm
Gốc đa già là nơi người làng em đưa tiễn nhau đi xa, bịn rịn, quyến luyến,…nơi mọi người ngồi nghỉ sau những buổi làm việc vất vả, nơi trẻ con chúng em vui chơi, nơi con trâu lim dim nhai cỏ,…Hình ảnh cây đa luôn ở trong tâm trí mỗi người dân quê em.
Dặn dò:
Các em về nhà hoàn thành đoạn kết bài.
Chuẩn bị cho tiết học sau.
Thứ năm, ngày 8 tháng 03 năm 2013
Tập làm văn
CẢM ƠN THẦY VÀ
CÁC EM HỌC SINH!
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Tuần 26. Thắng biển
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trần Thị Sáu (sauttthdinhan@dt.sgdbinhduong.edu.vn)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tiếng Việt
Gửi lên:
12/03/2014 10:07
Cập nhật:
22/11/2024 00:21
Người gửi:
tranthisau
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
6.00 KB
Xem:
662
Tải về:
75
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm43
  • Hôm nay219
  • Tháng hiện tại208,368
  • Tổng lượt truy cập7,953,492
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi