CHUYÊN ĐỀ TĐ-KC

CHUYÊN ĐỀ PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN LỚP 3
Mục tiêu phân môn Tập đọc – Kể chuyện
Vị trí phân môn Tập đọc – Kể chuyện
Chương trình môn Tiếng Việt
Nội dung dạy học
Phương pháp – Hình thức dạy học
Quy trình giảng dạy phân môn Tập đọc – Kể chuyện
I. MỤC TIÊU PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC – KẾ CHUYỆN LỚP 3
TẬP ĐỌC

1. Phát triển các kỹ năng đọc và nghe:
a) Đọc thành tiếng:
- Phát âm đúng
- Ngắt nghỉ hơi hợp lý.
- Cường độ đọc vừa phải (không quá to hay đọc lí nhí)
- Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ 1 phút.
- Biết đọc thầm, không mấp máy môi
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc), nắm được nội dung các câu, đoạn
và ý nghĩa của bài.
- Có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài, phát biểu ý kiến của bản thân về một (phần) nhân vật hoặc một vấn đề trong bài đọc.
b) Đọc thầm và hiểu nội dung:
c) Nghe:
- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô.
- Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
2 .Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:
- Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân (như điền vào các tờ khai đơn giản, làm đơn, viết thư, phát biểu trong cuộc họp, tổ chức và điều hành cuộc họp, giới thiệu hoạt động của trường, lớp,…)
- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,…)
3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thày cô, yêu trường lớp, giúp đỡ bạn bè, vị tha, nhân hậu.
- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt.
KỂ CHUYỆN
Phát triển kỹ năng nói và nghe cho học sinh bao gồm:
a. Kỹ năng độc thoại : Kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theo những mức độ khác nhau.
b. Kỹ năng đối thoại: Tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau, bước đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp ( nét mặt, cử chỉ, điệu bộ )
c. Kỹ năng nghe: Theo dõi được câu chuyện bạn kể để kể tiếp, nêu được ý kiến bổ sung, nhận xét.
2. Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội dung câu chuyện.
3. Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập môn Tiếng Việt.
II. VỊ TRÍ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
- Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với HS tiểu
học. Nếu học tốt môn này nó sẽ giúp các em học tốt
ở tất cả các môn học khác.
- Phân môn Tập đọc- Kể chuyện cũng có một vị trí
rất quan trọng, nó hình thành và phát triển cho HS
các kỹ năng sử dụng tiếng Việt, đồng thời nó còn
góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Mặt
khác nó còn cung cấp cho HS những kiến thức sơ
giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã
hội, tự nhiên và con người, về văn hóa của Việt
Nam và nước ngoài.
III. CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT
Vì ở lớp 3 môn Tiếng Việt chỉ có 8 tiết/ tuần, nên sự phân bố tiết học trong mỗi đơn vị học ( 2 tuần ) phải thay đổi, cụ thể số tiết một tuần học như sau :
Tập đọc + kể chuyện (2 tiết trong đó 1 truyện kể )
Tập đọc :1
Chính tả : 2
TLV: 1
LT&C : 1
Tập viết : 1
IV. NỘI DUNG DẠY HỌC
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 không có tiết Kể
chuyện riêng mà bố trí trong bài tập đọc hai tiết ở đầu mỗi
tuần. HS luyện đọc và tìm hiểu bài đọc khoảng 1,5 tiết rồi
chuyển sang làm các bài tập kể chuyện 0,5 tiết.
Nội dung củng cố, dặn dò ở cuối phần Kể chuyện là chung cho cả Tập đọc – Kể chuyện
Tập 1 gồm 8 đơn vị học, với các chủ điểm sau:
Măng non ( thiếu nhi ) ( tuần 1,2 )
Mái ấm ( gia đình ) ( tuần 3,4 )
Tới trường ( trường học ) ( tuần 5,6 )
Cộng đồng ( sống với những người xung quanh ta ) ( tuần 7,8 )
Quê hương ( tuần 10,11 )
Bắc – Trung- Nam ( các vùng miền trên đất nước ta ) ( tuần 12, 13 )
Anh em một nhà ( các dân tộc anh em trên đất nước ta ) ( tuần 14,15 )
Thành thị và nông thôn ( sinh hoạt ở đô thị, nông thôn; công nhân, nông dân ) ( tuần 16,17 )
Tuần 9 dành ôn tập GHKI và tuần 18 ôn tập CHKI
Tập 2 gồm 7 đơn vị học với các chủ điểm sau:
Bảo vệ Tổ quốc ( gương chiến đấu xưa nay; bộ đội, công an, dân quân,
tự vệ ) ( tuần 19,20 )
Sáng tạo ( hoạt động khoa học; trí thức ) ( tuần 21,22 )
Nghệ thuật ( tuần 23,24 )
Lễ hội ( tuần 25,26 )
Thể thao ( tuần 28,29 )
Ngôi nhà chung ( các nước ; một số vấn đề toàn cầu- hòa bình , hữu nghị , hợp tác, bảo vệ môi trường… ) ( tuần 30,31,32 )
Bầu trời và mặt đất ( các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ; con người với thiên nhiên , vũ trụ… ( tuần 33,34 )
Tuần 27 dành ôn tập GHKII và tuần 35 dành ôn tập CHKII
V. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. NHÓM PHƯƠNG PHÁP
Phối hợp PPDH phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh và các phương pháp đặc trưng của
môn học : PP thực hành giao tiếp, PP đóng vai, PP
rèn luyện theo mẫu, PP phân tích ngôn ngữ và vận
dụng các phương pháp khác : Trực quan, đàm
thoại, diễn giảng, thảo luận, nêu vấn đề,….Cần
phối hợp một cách hợp lý, liều lượng thời gian, các
PP vừa phải, thích hợp với tâm lý và hoạt động
của học sinh lớp 3.
2. HÌNH THỨC
Để thực hiện được mục tiêu trên thì người giáo viên phải biết kết hợp một cách linh hoạt, hài hòa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Tập đọc
a. Các hình thức luyện tập:
Luyện đọc từng từ, từng câu, từng đoạn hay cả bài:
- Từng HS đọc
- Cả nhóm hoặc cả lớp đọc đồng thanh
b. Trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi tái hiện các chi tiết trong bài ( câu hỏi tái hiện )
- Câu hỏi nhằm phân tích hoặc khái quát các vấn đề trong bài ( câu hỏi suy luận )
Các biện pháp dạy học chủ yếu
Đọc mẫu
Đọc mẫu ( của GV ) bao gồm:
- Đọc toàn bài: thường nhằm gới thiệu, gây xúc
cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho HS. Căn
cứ trình độ HS Gv có thể đọc 1 hoặc 2 lần theo mục
đích đề ra .
Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo
tình huống để cho HS nhận xét, giải thích, tự tìm ra
cách đọc.( có thể đọc 1 vài lần trong quá trình dạy
học )
- Đọc từ, cụm từ : nhằm sửa phát âm sai và rèn cách
đọc đúng cho HS.
b. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc
Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài
Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa
+ Từ ngữ khó đối với HS được chú giải ở sau bài đọc
+ Từ ngữ phổ thông mà HS địa phương chưa quen
+ Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc .
Cách hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ ngữ
+ Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa
+ Tìm từ ngữ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa
+ Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa ( có thể phối hợp với động tác, cử chỉ )
+ Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
Phạm vi nội dung cần tìm hiểu
+ Nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm ) tình tiết của câu chuyện; nghĩa đen và những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn
+ Ý nghĩa của câu chuyện
Cách tìm hiểu nội dung bài đọc
Phương pháp và trình tự tìm hiểu nội dung bài
đọc thể hiện ở những câu hỏi. Để giúp HS hiểu
bài Gv cần có them những câu hỏi phụ, những
yêu cầu, những lời giảng bổ sung
Kể chuyện
Các hình thức luyện tập
SGK Tiếng Việt 3 có một số kiểu BT rèn luyện kĩ năng kể chuyện như sau:
Kể chuyện theo tranh minh họa
Kể theo đúng thứ tự các tranh minh họa hay sắp xếp lại tranh minh họa cho đúng diễn biến của câu chuyện rồi mới kể.
Kể một đoạn của câu chuyện hay kể toàn bộ câu chuyện.
Kể theo lời lẽ trong bài tập đọc, theo lời của một nhân vật hay kể bằng lời của mình.
Kể chuyện theo lời gợi ý bằng lời
Kể một đoạn của câu chuyện hay kể toàn bộ câu chuyện.
Kể theo lời lẽ trong bài tập đọc, theo lời của một nhân vật hay kể bằng lời của mình.
Tự đặt tên cho các đoạn rồi kể lại
Kể một đoạn hay toàn bộ câu chuyện.
Kể theo lời lẽ trong bài tập đọc, theo lời của một nhân vật hay kể bằng lời của mình.
Phân vai, dựng lại câu chuyện
Các biện pháp dạy học
Sử dụng tranh minh họa (trong SGK) để gợi mở, hướng dẫn HS kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Sử dụng câu gợi ý hoặc dàn ý, hướng dẫn HS kể lại câu chuyện.
Sử dụng những câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét – cảm nghĩ, hướng dẫn HS tập kể bằng lời của mình.
Hướng dẫn HS phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại.
Chú ý:
GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện
+ Nếu có em đang kể bỗng lung túng vì quên chuyện, GV có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện.
+ Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi các em đã kể xong.
+ Nên động viên, khuyến khích các em kể tự nhiên, hồn nhiên, như là đang kể cho anh, chị, em hay bạn bè.
GV cần quan niệm một cách đúng mức về kể sáng tạo
- Kể chuyện sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau, gắn với
những kiểu BT khác nhau nhưng bản chất của kể chuyện sáng
tạo không phải là kể khác nguyên văn mà là kể tự nhiên trong
cuộc sống với câu chuyện, kể bằng ngôn ngữ giọng điệu của
mình, thể hiện được cảm nhận của mình về câu chuyện đó.
- Khi kể tự nhiên, hồn nhiên bằng giọng điệu, cảm xúc của chính mình, HS có thể them vào câu chuyện một số câu chữ của mình nhưng cũng có thể chỉ diễn lại nguyên văn câu chuyện đã thuộc long. GV cần tránh cách hiểu máy móc dẫn đến sai lầm là khuyến khích HS thay những từ (chốt) đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác.
- Chúng ta cũng không coi việc HS kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ theo văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp HS kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản, GV mới nhận xét kể như thế là chưa tốt.
VI. QUI TRÌNH GIẢNG DẠY PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra HS đọc từng đoạn, hoặc kể nối tiếp mỗi em một đoạn và TLCH để củng cố tiết học trước.
2. Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- Cần ngắn gọn, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với văn bản sẽ học. Riêng bài tập đọc thuộc chủ điểm mới, giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết vài nét chính về nội dung chủ điểm sắp học.
- Giáo viên chọn các biện pháp và hình thức dẫn dắt học sinh vào bài mới sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưngkhông cầu kỳ, kéo dài thời gian.
b) Luyện đọc.
- Giáo viên đọc toàn bài ( Hướng dẫn cách đọc)
- HS đọc nối tiếp từng câu + Luyện phát âm từ khó đọc
- Đọc từng đoạn trước lớp (kết hợp luyện đọc đúng các câu và tìm hiểu nghĩa từ ngữ)
Đọc từng đoạn trong nhóm (hoặc theo từng cặp)
- Cả đoạn ĐT một đoạn hoặc cả bài
(Tiết 2)
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Gv hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi
d) Luyện đọc lại bài tập đọc
Luyện đọc theo vai, tổ chức trò chơi luyện đọc.
d) Kể chuyện
HS nắm vững yêu cầu của BT kể chuyện trong SGK
e) Củng cố, dặn dò.
ND củng cố, dặn dò ở cuối phần Kể chuyện là chung cả Tập đọc – Kể chuyện
Giáo viên hướng dẫn học sinh chốt lại ý chính (hoặc nêu ý nghĩa, đọc lại bài tập đọc,…), nhận xét về tiết học, dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.
*Lưu ý: Bài tập đọc - kể chuyện dạy trong 2 tiết có thể được phân bổ thời gian theo cách sau: - 1,5 tiết dành cho dạy tập đọc
- 0,5 tiết dành cho dạy kể chuyện
Các bài tập đọc có thể dạy theo cách “bổ dọc” hay “bổ ngang”
  Thông tin chi tiết
Tên file:
CHUYÊN ĐỀ TĐ-KC
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Phạm Thị Hằng (hangptthdautieng@dt.sgdbinhduong.edu.vn)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tiếng Việt
Gửi lên:
17/05/2014 15:23
Cập nhật:
30/10/2024 15:41
Người gửi:
phamthihang
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
300.20 KB
Xem:
8430
Tải về:
87
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay6,589
  • Tháng hiện tại260,363
  • Tổng lượt truy cập7,729,648
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi