giáo án tuần 16 có GDKNS,GDMT

Thứ hai ngày 5 tháng 12năm 2011
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:
ĐÔI BẠN
I/. Yêu cầu:
Tập đọc.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người. thành phố với những người đã giúp mình lúc giang khổ, khó khăn .(Trả lời được các CH 1,2,3,4).
* Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực.
- Giáo dục Hs biết yêu quí lao động.
B. Kể Chuyện.
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
II/Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/. Lên lớp:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/ Bài mới:
a.Khám phá:
- Cho HS xem tranh
+ Trong tranh vẽ gì? Nêu những gì em thấy trong tranh?
- GV nêu: Trong tuần qua chúng ta đã tìm hiểu về con người và cảnh vật của thành thị và nông thôn. Bài tập đọc mở đầu chủ điểm mới hôm nay là Đôi bạn. Qua câu chuyện về tình bạn của Thành và Mến, chung ta sẽ biết rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê. Ghi tựa.
b. Kết nối:
* Luyện đọc trơn:
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng tình cảm.
-HS nối tiếp đọc từng câu.

- Luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn và giải nghĩa từ khó.

-Luyện đọc từng đọan -Chia đoạn.(nếu cần)
+YC 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.

+ Đọc phân vai theo nhóm.
-YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Luyện đọc - hiểu:
* HS đọc thầm đọan 1.
+ Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
-Giảng: Vào những năm 1965 đên 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thử đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
-Mến thấy thành phố có gì lạ?



* HS đọc thầm đoạn 2
-GV nêu: Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên. Cũng chính ở công viên, Mến đã có một hành động đáng khen để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vậy ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen?


-Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quí?
* HS đọc câu nói của người bố và cho biết: em hiểu như thế nào về câu nói của bố?


-YC HS nêu câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi này: Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.

* GV kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người giúp mình.
c.Thực hành:
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất.
* Kể chuyện:
* Kể chuyện theo gợi ý:
* Xác định YC:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
* Kể mẫu:
- GV gọi HS khá kể mẫu đoạn 1.









-Nhâïn xét phần kể chuyện của HS.
* Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
* Kể trước lớp:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS.
d.
  Thông tin chi tiết
Tên file:
giáo án tuần 16 có GDKNS,GDMT
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Phạm Thị Thanh (thanhthien2574@yahoo.com.vn)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tiếng Việt
Gửi lên:
02/12/2011 21:10
Cập nhật:
18/01/2025 17:13
Người gửi:
phamthithanh
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
355.00 KB
Xem:
603
Tải về:
63
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập139
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay11,863
  • Tháng hiện tại135,988
  • Tổng lượt truy cập8,428,725
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi