QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-THTA, ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Trường Tiểu học Thanh An)
Thực hiện Quyết định số 04/2000/QĐ–BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, nay Trường Tiểu học Thanh An đề ra quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường như sau:
I. TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG:
Trách nhiệm:
Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ công chức và học sinh.
Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức , đoàn thể trong nhà trường và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền trách nhiệm được giao của Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.
Thực hiện chế độ hội họp theo định kỳ như: Họp Hội đồng, họp liên tịch, họp Ban Giám hiệu, Hội nghị CBVC.
Thực hiện chế độ công khai tài chính (3 tháng/lần), công khai các quyền lợi, chế độ chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với Giáo viên, CBCC và học sinh.
Gương mẫu đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện thiếu dân chủ trong nhà trường như cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc …….
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, phối hợp với các tổ chuyên môn, đoàn thể và các cá nhân trong nhà trường phát huy dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền.
Phối hợp với CĐCS tổ chức Hội nghị CBVC 1 lần/ năm.
2. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của cá nhân hoặc tổ chức đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định.
Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.
Quy trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, CBVC.
Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường.
Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua khen thưởng, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
Các báo cáo sơ, tổng kết trong năm học.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC:
1. Trách nhiệm:
Thực hiện quyền và nhiệm vụ của giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục tham gia đóng góp ý kiến vào mục I/2.
Đấu tranh chống hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp nhà trường.
Thực hiện đúng quy định trong pháp lệnh CBVC, pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hiện tiết kiệm.
Giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, CBVC tôn trọng đồng nghiệp và học sinh, bảo vệ uy tín nhà trường.
2. Những việc nhà giáo, CBVC được biết, tham gia ý kiến giám sát kiểm tra:
Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, CBVC như lương, thưởng, phụ cấp….
Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo theo quy định của luật khiếu nại tố cáo.
Các khoản đóng góp của học sinh, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi quyết toán.
Việc nâng bậc lương, thuyên chuyển điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
Kế hoạch tuyển sinh và thực hiện quy chế thi.
Báo cáo sơ , tổng kết đánh giá công chức.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN, ĐOÀN THỂ, TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG:
1. Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:
Tham mưu đề xuất những biện pháp giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt những quy định của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị.