MỘT SỐ LOẠI CÂY THUỐC NAM
1.Rau má
Tên khoa học:
Centella asiatica (L.) Urb., họ Cần (Apiaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Cả cây (Herba Centellae), dùng tươi hoặc phơi sấy khô.
Thành phần hoá học chính:
Saponin, tinh dầu, alcaloid, flavonoid, chất đắng…
Công dụng:
Giải nhiệt, giải độc, thông tiểu. Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da, mụn nhọt…
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 30-40g cây tươi giã, thêm nước uống hoặc sắc. Đắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gẫy xương, bong gân, ung nhọt.
2.Đinh lăng
Tên khác:
Cây gỏi cá.
Tên khoa học:
Tieghemopanax fruticosus Vig. = Panax fruticosum L. = Polyscias fruticosa Harms, họ Ngũ gia (Araliaceae). Cây được trồng để làm cảnh, làm thuốc khắp nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Rễ, thân, cành, lá.
Thành phần hoá học chính:
Saponin triterpenic.
Công dụng:
Chữa cơ thể suy nhược, tiêu hoá kém, sốt, sưng vú, ít sữa, nhức đầu, ho, ho ra máu, thấp khớp, đau lưng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 1-6g rễ hoặc 30-50g thân, cành; dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Lá tươi (50-100g) nấu cháo để ăn, lợi sữa, giã đắp chữa vết thương, mụn nhọt, lá còn dùng để ăn gỏi cá.
Chú ý:
Loài Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfourii Baill.) thường trồng làm cảnh cũng được dùng với công dụng tương tự
3.Xương rồng
Tên khác:
Hoá ương lặc, Bá vương tiêm.
Tên khoa học:
Euphorbia antiquorum L. , họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở nhiều địa phương trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Thân, cành, nhựa.
Thành phần hoá học chính:
Friedelan (C30H52O), taraxerol (C30H50O), các acid hữu cơ…
Công dụng:
Chữa đau răng, chữa đầy bụng, tẩy tháo nước.
Cách dùng, liều lượng:
Cành xương rồng bỏ gai nướng cho mềm, giã nát, thêm muối ngậm khi đau răng. Nhựa Xương rồng kết hợp với một số vị thuốc khác làm thành viên chữa báng
Chú ý:
Cây có độc cần cẩn thận khi dùng.
4.Cây rau dền
Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy: rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các acid béo không no.
Rau dền gồm nhiều loài: Dền cơm ( Amaranthus viridis L), Dền tía ( Amaranthus tricolor L).
Bộ phận dùng: toàn cây và rễ. Theo Đông y dền cơm vị ngọt tính hàn. Dền tía vị ngọt mát vào đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Có thể nấu, xào, ép nước. Ngày dùng 100 – 250g.
Một số món ăn, bài thuốc có rau dền:
Cháo rau dền tía (Tử hiện chúc): rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.
Canh rau dền: rau dền tía 200g rửa sạch nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.
Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.
Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu. Lá dền tía 50g rửa sạch thái lát nấu bỏ bã lấy nước thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Chữa hậu sản
Chữa đau mắt: hạt dền cơm hạt thảo quyết minh liều lượng bằng nhau đều 10g. Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.
Canh rau tập tàng: dền cơm 100g