PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH AN
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
Giáo viên:Huỳnh Thị Châu Pha
Năm học:2011-2012
MỤC LỤC
ĐỀ 1
B. PHÁP ĐỀ 4
C. 12
D. BÀI KINH 13
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề Tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh giáo dục tiểu học
Giáo dục đạo đức nhằm giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên
Giáo dục đạo đức là một trong những mặt giáo dục trong nhà trường, ở nước ta “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng là cái gốc rất quan trọng” Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết mỗi chúng ta cần phải quan tâm.
Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi dễ dàng tiếp nhận sự giáo dục vì tâm hồn thơ ngây, như tờ giấy trắng. Những kết quả giáo dục ở vào lứa tuổi này có ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến cả cuộc đời trẻ. Do đó, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tôi đã tự rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có một số thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi :
- Ở lứa tuổi tiểu học trẻ giàu tình cảm. dễ xúc động, những tình cảm đạo đức sẽ thúc đẩy trẻ hành động, đây là lứa tuổi dễ uốn nắn dễ giáo dục, trẻ hay bắt chước nên giáo viên sẽ là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
Khó khăn:
Đặc điểm tâm sinh lý từng em không giống nhau. Em thì thích nói ngọt ngào, em thì nhút nhát , em thì bướng bỉnh,… Ta phải chú ý đến sự khác biệt của trẻ. Làm sao để việc giáo dục đạt kết quả cao? Làm sao để việc giáo dục của mình có tác dụng đến từng học sinh trong lớp? Câu hỏi ấy luôn thúc giục tôi đi tìm hướng giải quyết.
B. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ngay từ khi bước vào nhận lớp tôi đã suy nghĩ để tìm ra các con đường giáo dục hình thành nhân cách. Cách tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh. Vậy làm thế nào để tìm ra các biện pháp tối ưu nhất mà đạt hiệu quả tốt nhất.Tuy là vấn đề đơn giản nhưng hình thành các phương pháp hết sức phong phú và đa dạng mới mong đem lại kết quả như ý muốn.
- Phải chú ý giáo dục đạo đức thông qua tất cả các môn học ở lớp. Bất cứ môn học nào giáo viên cũng có thể liên hệ giáo dục đạo đức cho các em.
-Mỗi bài dạy, mỗi tiết dạy phải mang đậm tính giáo dục cho học sinh có được tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận…Đặc biệt là quan tâm giáo dục thường xuyên các học sinh có tính cẩu thả, điển hình như em Sáng lớp tôi em rất nhanh trí, học toán rất tốt nhưng em lại có tính rất cẩu thả. Điều ấy đã hạn chế chất lượng môn toán và Tiếng Việt của em. Sau việc tìm hiểu về em tôi đã giải thích cho em hiểu. Toán là cần phải chính xác, khoa học, Người làm toán cần phải cẩn thận tránh hấp tấp, vội vã. Chữ viết cũng vậy cần phải rõ ràng, sạch đẹp thì người đọc mới có thiện cảm với bài viết của mình. Người ta thường nói “Nét chữ nết người”. Qua nhiều lần động viên, nhắc nhở tôi đã thấy em có tiến bộ rõ rệt và kết quả là đến cuối học kì I em đã đạt được học sinh giỏi môn Toán và Tiếng Việt .
Qua môn đạo đức tôi liên hệ giáo dục các em về nhiều mặt:
( Giáo dục các em biết nhận lỗi khi có lỗi và biết sữa lỗi mình đã sai.
( Giáo dục cho các em biết sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập và sinh hoạt một cách gọn gàng, ngăn nắp.
( Giáo dục các em biết quan tâm giúp đỡ bạn.
Ví dụ:Giúp bạn khi bạn ốm, giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu bài…
( Giáo dục các em biết quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ:
Ví vụ:Chăm sóc khi ông bà ốm, quét dọn nhà cửa, nấu cơm phụ giúp cha mẹ.
(Giáo dục các