Bài 23. Viếng lăng Bác

KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
NGỮ VĂN 9
Thực hiện tiết dạy: Nguyễn Hữu Sơn
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
3. Củng cố
4. Dặn dò
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng hai khổ thơ 4,5 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ? Nêu ý nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ đó ?

Em trả lời đúng rồi, thầy đề nghị cả lớp cho một tràng vỗ tay
TRẢ LỜI KẾT QUẢ

Chọn sai rồi, xin đừng buồn hãy cố gắng hơn!
TRẢ LỜI KẾT QUẢ
Hai khổ thơ 4 và 5

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

(Trích mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)

Ý nghĩa nội dung và nghệ thuật

 Điệp ngữ, hình ảnh giản dị, tự nhiên, giàu ý nghĩa
 Khát vọng dâng hiến cho đời “một mùa xuân nho nhỏ” khiêm tốn thầm lặng
KẾT QUẢ
HỒ CHÍ MINH
(19/5/1890 - 2/9/1969)
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù xa.
VIẾNG LĂNG BÁC
VIỄN PHƯƠNG
Tiết: 117
I. Tìm hiểu chung
Các em mở sgk/58 đọc bài thơ

VIẾNG LĂNG BÁC

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùaxuân..

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

4 – 1976
Viễn Phương
Chúng ta cùng tìm hiểu phần chú thích sgk/59&60
I. Tìm hiểu chung
1) Tác giả: (Chú thích SGK/59) 
2) Tác phẩm: (chú thích SGK/59)
Từ khó: (Chú thích SGK/60)
Thể thơ: 8 chữ (chú ý có câu 7 và 9 chữ)
II. Đọc – Hiểu văn bản
Cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ là gì?
 Niềm cảm xúc , lòng thành kính pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả ra viếng lăng Bác
Cảm xúc của tác giả diễn tả theo trình tự nào?
 Theo trình tự từ ngoài vào trong lăng
Cảm xúc khi đứng trước lăng
 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
II. Đọc - Hiểu văn bản
1)Cảm xúc khi đứng trước lăng
 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
Tìm từ ngữ xưng hô ở khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của từ đó? Hãy phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác?
-Từ xưng hô:“Con – Bác”  gần gũi, kính trọng
- hình ảnh:“Tre”  hình ảnh thân thuộc, nó là biểu tượng của con người Việt Nam bền bỉ, bất khuất
Hãy phân tích nội dung nghệ thuật trong khổ thơ trên?
 Ẩn dụ, nhân hóa, từ ngữ xưng hô, tả thực
 Tre là biểu tượng là niềm tự hào của con người Việt Nam
Đọc khổ thơ thứ hai
II. Đọc - Hiểu văn bản
1)Cảm xúc khi đứng trước lăng
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Thảo luận: Hãy cho biết ý nghĩa hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ trên ? 
-“Mặt trời đi..”  mặt trời thực, mặt trời của vũ trụ
- “Mặt trời trong..”  hình ảnh ẩn dụ, bởi Bác là ánh sáng soi đường cho cho đất nước cho dân tộc
Hãy nêu nội dung nghệ thuật trong 2 câu thơ trên?
 Ẩn dụ, nhân hóa, hình ảnh sóng đôi
 Sự tôn kính của nhà thơ và của dân tộc đối với Bác
 “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết trang hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..”

II. Đọc - Hiểu văn bản
1)Cảm xúc khi đứng trước lăng
 “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết trang hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..”
Em hiểu như thế nào về câu thơ“Kết trang hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” ?
-Tạo hình bằng trí tưởng tượng (dòng người kết thành tràng hoa; 79 mùa xuân...)
Nêu ý nghĩa nội dung, nghệ thuật hai câu thơ trên?
 Từ láy, hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo
 Lòng thành kính của nhà thơ và cũng là của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác
Đọc khổ thơ thứ ba
2) Cảm xúc khi vào trong lăng
II. Đọc - Hiểu văn bản
2) Cảm xúc khi vào trong lăng
 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Suy nghĩ của em về khung cảnh ở 2 câu thơ trên?
- Gợi tả khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh, ánh sáng dịu của vầng trăng  Tâm hồn cao cả trong sáng của Bác
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Em hiểu như thế nào về hai câu thơ này?
-Bác vẫn sống mãi với non sông , nhưng ta không thể không đau xót vì sự ra đi của Bác
Hãy cho biết nội dung, nghệ thuật khổ thơ trên ?
 Hình ảnh ẩn dụ, từ láy,động từ
 Bác ngủ bình yên trong thương nhớ - Bác sống mãi với đất nước. Nhưng nhân dân Việt Nam luôn đau xót bởi giấc ngủ ngàn thu của Người
Đọc khổ thơ cuối
II. Đọc - Hiểu văn bản
3) Cảm xúc khi rời lăng
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Trước khi rời lăng Bác, tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
-Lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác
Ước muốn hóa thân của nhà thơ là gì? Để làm gì?
-Làm con chim để hót, bông hoa để tỏa hương, cây tre để canh giấc ngủ cho Bác
Qua tâm trạng và ước muốn trên, thể hiện tình
cảm gì của tác giả đối với Bác Hồ kính yêu?
Lòng thành kính của người con Nam Bộ và cũng là lòng thành kính của người dân Việt Nam đối với Người
Nêu nghệ thuật và nội dung của khổ thơ cuối?
II. Đọc - Hiểu văn bản
3) Cảm xúc khi rời lăng
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đay
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

 Điệp ngữ, kết cấu đầu cuối tương ứng
 Tâm trạng lưu luyến và ước nguyện được ở bên Bác, hóa thân vào cảnh vật để bước tiếp lý tưởng của Người
Qua phân tích ở trên, em hãy nêu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
III. Tổng kết

Ghi nhớ (SGK/60)

Học qua bài thơ “viếng lăng Bác”, em có ước nguyện gì và suy nghĩ như thế nào?
IV. Luyện tập củng cố
Viết một đoạn văn bình khổ thơ 2 hoặc khổ thơ 3 (khoảng 10 đến 15 dòng)
V. Dặn dò
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và nắm ý
nghĩa nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Chuẩn bị bài: “Nghị luận về một tác phẩm
truyện (đoạn trích)
Xin chân thành cảm ơn
qúy thầy cô và các em học sinh
đã đến tham dự tiết học này!
Viễn Phương (1928 – 2005)
Nhà thơ Viễn Phương tên là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang. Ông tham gia hoạt động văn nghệ thời chống Pháp và Chống Mỹ. Sau 1975 giữ nhiều chức vụ quan trọng, nguyên là Ủy viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam.
Sau một thời gian bệnh nặng, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 15g15 ngày 21/12/2005.
Hết giờ !
Bắt đầu
Thời gian thảo luận
2 phút
Hãy cho biết ý nghĩa hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ trên ?
THẢO LUẬN
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài 23. Viếng lăng Bác
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Hữu Sơn (huuson121212@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Ngữ văn 9
Gửi lên:
22/03/2014 11:56
Cập nhật:
21/11/2024 22:21
Người gửi:
nguyenhuuson
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
4.40 KB
Xem:
1253
Tải về:
119
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay12,752
  • Tháng hiện tại207,582
  • Tổng lượt truy cập7,952,706
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi