giao an van 8 HK2(chuan KTKN)





. Nhớ rừng
( Thế Lữ )
A. Mục tiêu:
1/.Kiến thức :
Thấy được “ Nhớ rừng” là bài thơ hay, tiêu biểu của Thế Lữ và của phong trào thơ mới. Bài thơ, qua tâm sự nhớ rừng của con Hổ, là niềm khao khát tự do cháy bỏng, chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, đó cũng là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước.
2/. Kĩ năng:
Kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ, cảm thụ thơ.
3/.Thái độ:
Giáo dục HS: cảm thông với nỗi đau của người dân trong xã hội đương thời và biết yêu tự do.
B.Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Đọc bài thơ, soạn bài.
D. Tiến trình lên lớp:
I. định:
II. Bài Cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài mới:
ĐVĐ: Ở những tiết trước, các em đã được học những bài thơ của các chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Họ đã thể hiện một cách trực tiếp tâm sự yêu nước, quyết tâm đeo đuổi sự nghiệp cứu nước thật mạnh mẽ, sâu sắc. Vậy với những nhà thơ đi theo khuynh hướng lãng mạn thì sao? Họ bộc lộ tình cảm yêu nước của mình như thế nào? có giống những nhà thơ cách mạng hay ko? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới để cùng xem tác giả này bộc lộ tình cảm yêu nước của mình như thế nào?
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung

Gọi học sinh đọc phần chú thích, giáo viên giới thiệu sơ qua vài nét về tác giả, tác phẩm.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho học sinh, giáo viên đọc một đoạn rồi gọi học sinh đọc tiếp cho đến hết.
Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, cho biết nội dung mỗi đoạn?
Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt, cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ ngày xưa”?
Em hãy phân tích từng cảnh tượng?
Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, giọng điệu, hình ảnh trong đoạn 2-3?

Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được thể hiện như thế nào?Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời?



Căn cứ vào nội dung bài thơ hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung của nhà thơ?
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ “Đọc đôi bài…” em hiểu như thế nào về ý kiến đó qua bài thơ, hãy chứng minh?
Giáo viên giảng giải, kết lại và cho học sinh đọc ghi nhớ
Đọc chú thích


Đọc văn bản





Trình bày nội dung của 5 đoạn
Cảnh 1: hình ảnh con hổ bị nhốt trong cũi sắt, là đồ chơi cho mọi người
Cảnh vườn bách thú hiện ra đơn lẽ, nhàm chán
Cảnh 2: cảnh núi rừng đại ngàn, hình ảnh con hổ tung hoành tự do, đường hoàng
Tâm sự của con hổ cũng là của người dân Việt Nam bất hoà sâu sắc với xã hội thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt







Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh







Đọc ghi nhớ
I-Tác giả- Tác phẩm:
( SGK)

II-Đọc - Tìm hiểu văn bản
1-Cảnh con hổ ở vườn bách thú:
-Bị nhốt
  Thông tin chi tiết
Tên file:
giao an van 8 HK2(chuan KTKN)
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Cao Thi Kim Anh (kkimanh18@yahoo.com.vn)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Ngữ văn 8
Gửi lên:
16/09/2012 09:47
Cập nhật:
15/05/2024 19:28
Người gửi:
caothikimanh
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
677.50 KB
Xem:
1853
Tải về:
238
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay5,166
  • Tháng hiện tại127,761
  • Tổng lượt truy cập6,450,849
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi