TUẦN 29
NS:
ND:
Tiết 113+ 114 -- Văn bản
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay”
2. Kĩ năng
- HS có kĩ năng đọc, cảm thụ tác phẩm văn học.
3. Thái độ
- HS nêu cao ý thức trách nhiệm, lòng thương và sự đồng cảm với nỗi khổ, sự khó khăn của con người.
II. Đồ dùng
- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: soạn bài
III. Phương pháp
- Phân tích, bình, nêu vấn đề, đàm thoại, động não, thảo luận nhóm.
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các văn bản nghị luận đã học và xác định luận điểm chính?
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Sự giàu đẹp của Tiếng Việt; Đức tính giản dị của Bác Hồ và Ý nghĩa văn chương
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp
thu kiến thức về bài đầu tiên trong cụm bài truyện ngắn hiện đại VN.
Cách tiến hành
GV đưa câu hỏi: Ở VN vùng nào thường xảy ra lũ lụt? - Bắc Bộ
Lũ lụt có ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như thế nào? Thái độ của nhân dân và những người có trách nhiệm ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua một văn bản của Phạm Duy Tốn
*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
Mục tiêu: HS hiểu được giá trị hiện
thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay.
Đồ dùng: Phiếu học tập, bảng phụ
Cách tiến hành
- GV hướng dẫn đọc: yêu cầu đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu; lưu ý giọng đọc thể hiện tính tăng cấp của sự việc.
- GV đọc mẫu
- Gọi 3 học sinh đọc
- Học sinh tóm tắt cốt truyện.
?Nêu hiểu biết của em về tác giả?
?Tác phẩm ra đời trong thời điểm nào?
GV giới thiệu về truyện ngắn hiện đại
-Truyện TĐ: viết bằng chữ Hán, thiên về hư cấu, cốt truyện phức tạp.
- Truyện ngắn hiện đại: Viết bằng văn xuôi
tiếng việt hiện đại thiên về kể chuyện thực,
thường khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện
một nét cơ bản trong quan hệ nhân sinh,
đời sống.
- Tiểu thuyết: chiếm lĩnh đời sống trong toàn
bộ sự trọn vẹn của nó: Nhiều nhân vật,
phản ánh nhiều mối quan hệ xã hội, chịu
chi phối bởi nhiều trạng thái tồn tại….
*Học sinh đọc từ khó ( sgk)
?Văn bản có bố cục mấy phần?
P1: Từ đầu -> "khúc đê này hỏng mất"(ngy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân)
P2: tiếp -> "Điếu, mày!" (Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê)
P3: còn lại (cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu)
?Văn bản thuộc thể loại gì?
?Cảnh hộ đê được tác giả miêu ta vào thời gian nào? Ý nghĩa của thời điểm này?
- Gần 1 giờ đêm ( dân hộ đê suốt từ chiều đến 1h đêm không nghỉ) -> tăng thêm sự vất vả của dân làng và sự nghiêm trọng của khúc đê làng.
?Dân hộ đê trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?
-Mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống.
-Nước sông lên to quá, dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
-Tăng cường cấp, miêu tả
?Nhận xét gì về cảnh đó?
?Cảnh dân phu hộ đê được miêu tả qua chi tiết nào
- Hàng trăm nghìn con người vẫn còn xao xác gọi nhau
- Kẻ thì thuổng, cuốc…. đội đất, ướt như chuột lột
?Công việc của người dân hộ đê như thế nào
? Đoạn 1 miêu tả không khí, cảnh tượng hộ đê như thế nào?
- âm thanh: tiếng trống, tù và, tiếng người xao xác gọi nhau...
- Hành động: lộn xộn, sôi động, vội vàng
?Tình trạng con đê lúc này ra sao?
- Sức người ngày một giảm, ai cũng mệt lử
- Sức trời ngày một tăng:mưa cứ tầm tã, nước cứ cuồn cuộn