Tuần 24
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 93-Văn bản
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
-Đặng Thai Mai-
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nhận biết được những nét chung về sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chúng minh của tác giả.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kĩ năng
- HS có kĩ năng nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh, bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
3. Thái độ
- HS thêm yêu tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sựtrong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: tài liệu tham khảo
- Học sinh: soạn bài
III. Phương pháp
- Phân tích, bình, nêu vấn đề, đàm thoại.
IV. Tổ chức giờ học
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: 3p
? Em hiểu câu “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, có khi được trưng bày trong tủ kính…. Trong rương, trong hòm” như thế nào?
- Đó là cách so sánh độc đáo của Bác, chứng tỏ tinh thần yêu nước ở mỗi chúng ta đều có song biểu hiện hoặc không biểu hiện ra.Vậy phải làm thế nào để khơi dậy, để động viên cho nó thể hiện.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS
tiếp thu kiến thức về văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt"
Cách tiến hành
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, sự giàu đẹp ấy đã được nhà văn Đặng Thai Mai chứng minh cụ thể và sinh động trong bài nghị luận mà hôm nay chúng ta sẽ học.
*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
Mục tiêu: HS nhận biết được
những nét chung về sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chúng minh của tác giả.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
Cách tiến hành
- GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, mạch lạc, nhấn giọng ở những câu in nghiêng.
- GV đọc mẫu. Học sinh đọc
Học sinh nhận xét.GV nhận xét
- HS đọc thầm chú thích * sgk
? Nêu vài nét về tác giả.
? Hiểu biết của em về văn bản?
? Xác định thể loại của văn bản?
- Nghị luận chứng minh
? Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
+ P1: từ đầu -> "thời kỳ lịch sử"
+P2: tiếp theo -> "văn nghệ"
+P3: còn lại
GV: mỗi phần tương ứng: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Nêu luận đề và luận điểm chủ đạo
- Thân bài: Chứng minh luận điểm
Học sinh đọc thầm đoạn 1
? Câu văn nào khái quát phẩm chất của tiếng Việt?
? Trong nhận xét đó, tác giả đã phát hiện phẩm chất của tiếng Việt trên những phương diện nào?
- Tiếng Việt đẹp
- Têíng Việt hay
? Tác giả giải thích cái hay, cái đẹp đó bằng lập luận nào? Chỉ rõ?
- Nói thế có nghĩa nói rằng…
- Nói thế cũng có nghĩa nói rằng…
? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để lập luận? Tác dụng của nó?
? Tác giả giải thích cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt như thế nào? Qua khía cạnh nào?
- Về phát ấm, ngữ âm, hài hoà về âm hưởng, thanh điệu
- Về cú pháp: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu
- Khả năng diễn đạt: Có khả năng diễn đạt thoả mãn yêu cầu về đởi sống văn hoá
? Em có nhận xét gì về cách giải thích đó? - Cách giải thích có tính chất khái quát cao thể hiện tầm nhìn uyên bác của người viết
*Học sinh theo dõi đoạn: "Tiếng Việt trong cấu tạo của nó" – trang 35
? Nhiệm vụ của đoạn này?
- Chứng minh vẻ đẹp và cái hay của Tiếng Việt
? Để làm rõ Tiếng Việt đẹp, người viết nêu ra mấy dẫn chứng?
( - Nhận xét của người ngoại quốc
- Trích lời của giáo sĩ nước ngoài)
? Em có nhận xét gì về dẫn chứng được tác giả dẫn ra?
- Dẫn chứng khách quan và tiêu biểu
-> tích hợp với yêu cầu về luận cứ trong văn nghị luận.
GV: Nếu tác giả dẫn lời nhận xét của người Việt sẽ thiếu khách quan, vì