A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn học tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự vật - hiện tượng trong tự nhiên - xã hội và các mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tự Nhiên và Xã Hội (TN-XH) trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện của con người.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền Giáo Dục nước nhà .chương trình giáo dục bậc TH đã thực hiện đổi mới SGK và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn TN-XH lớp 1 nói riêng.Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp
Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với qui luật nhận thức của con người .Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn TN-XH , người GV phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sao cho HS là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học , tự phát hiện giải quyết các tình huống và vấn đề đặt ra trong bài học .Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học , môn học.
Hòa cùng công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, Môn TNXH cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy học môn TN-XH và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn đầu cấp. Phương pháp quan sát giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật - hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống.
Đặc biệt, phương pháp quan sát phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh Tiểu học là tư duy bằng hình tượng và bản tính tò mò, thích khám phá. Vì vậy, khi sử dụng các giác quan để tiếp cận trực tiếp tới các sự vật - hiện tượng ( Sờ, ngửi, nếm, mổ xẻ, nghe, nhìn, ….) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ hứng thú hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, phương pháp quan sát vẫn chưa được sử dụng đúng mực và hiệu quả chưa được như mong muốn. Phương pháp dạy học vẫn còn khô khan, cứng nhắc. Vì vậy các em còn chưa hứng thú với môn học.
Vấn đề đặt ra là sử dụng phương pháp quan sát như thế nào trong giờ dạy TN-XH để phát huy tính tích cực học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ,để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy , nhằm giúp GV có thể sử dụng có hiệu quả phương pháp quan sát trong dạy học môn TN-XH lớp 1 . Tôi đã nghiên cứu và vận dụng ở lớp trực tiếp giảng dạy trong gần 2 năm học 2010-2011 và 2011-2012 , xin giới thiệu đến quí thầy cô đề tài:
“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC TN-XH LỚP 1”.
II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Môn TN-XH lớp 1 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản đầu tiên về con người và sức khỏe, các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội xung quanh cuộc sống các em. Vì vậy, nếu sử dụng tốt phương pháp quan sát sẽ giúp các em tiếp thu bài học một cách nhanh nhất, tạo hứng thú học tập và giúp các em có niềm say mê với môn học, nâng cao hiệu quả dạy học.Kích thích tính độc lập chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức , tạo không khí sôi nổi trong giờ học TN-XH .
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Phương pháp điều tra thực nghiệm
2.Phương pháp đối chiếu so sánh
3.Phương pháp quan sát
4.Phương pháp rút kinh nghiệm .
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
-Chương trình Tự nhiên –Xã hội lớp 1
-Phương pháp quan sát áp dụng vào dạy môn TN-XH.
-72 HS lớp 1/1 và lớp 1/2. Hai lớp có sĩ số bằng nhau và trình độ tương đương nhau.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Môn TN-XH là một môn học mang tính tích hợp cao . Tính hợp ấy được thể hiện ở 3 điểm sau:
+Chương