PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG ĐỊNH THÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ KHI XẢY RA TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
TAI NẠN DO VẤP NGÃ, CHẤN THƯƠNG:
-Cho trẻ nằm im, tránh giẫy dễ tổn thương phần mềm do xương đã gẫy xuyên qua.
-Dỗ cho trẻ ổn định tinh thần, để làm theo lời hướng dẫn của Y tế.
-Băng cầm máu, băng nẹp ổn định vết gãy xương tay, chân.
-Rửa sạch vết thương tránh nhiễm trùng bằng oxy già và bông gòn.
-Những nơi bị bầm máu, không xướt da thì xoa dầu để tan máu bầm và dịu đau.
TAI NẠN DO ĐIỆN:
-Nhanh chóng gạt cầu dao nơi hiện trường.
-Khi chưa biết cháy do điện thì không nên dùng nước để dập tắt lửa (nước dẫn điện)
-Khi thấy trẻ bị điện giật, không nên dùng tay trần để gỡ trẻ ra (sẽ bị giật )
-Hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực nếu trẻ ngừng thở.
-Nhanh chóng đưa đi cấp cứu .
TAI NẠN DO NƯỚC:
-Cách ly nguồn nước ngay.
-Làm động tác xốc nước cho trẻ.
-Không nhồi trẻ quá mạnh dễ gây gãy xương lồng ngực.
-Hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực nếu trẻ tím tái không thở.
TAI NẠN DO BỎNG:
-Nhanh tay cởi y phục, cách ly sức nóng vào da của trẻ.
-Để chổ bỏng vào dưới vòi nước chảy nhẹ, giảm nhiệt chổ bỏng cho trẻ.
-Không bôi các chất lạ không rõ cách điều trị vì dễ gây nhiễm trùng da.
-Không dùng khăn lông nhún nước lạnh để lau chỗ bỏng vì dễ gây trầy xước, tróc da
-Không chọc bể mụn nước bỏng vì dể làm nhiễm trùng và gây đau rát thêm cho trẻ.
TAI NẠN DO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM:
-Lưu lại các chất nôn, thực phẩm thừa để xét nghiệm.
-Cần gây nôn cho tống các chất độc ra ngoài.
-Vệ sinh sạch cho trẻ và đưa đi bệnh viện để có biện pháp điều trị phù hợp.
TAI NẠN DO RẮN, CÔN TRÙNG CẮN:
-Nếu do rắn cắn, nên dùng dao lam mới rạch chữ thập chỗ cắn cho thoát nọc rắn.
-Rửa vết thương bằng nước lạnh, sạch để chất nọc cô đọng lại, chậm di chuyển nọc.
-Thắt caro trên chỗ rắn cắn để nọc rắn không phát tán vào cơ thể.
-Nhanh chóng đưa về bệnh viện Chợ Rẫy để có cách điều trị kịp thời không muộn, gây hoại tử thịt, cắt bỏ chi.
Hiệu trưởng