Thứ hai ,thứ ba :16-17/11/20099 (nghỉ chế độ công đoàn )
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày ….. /11/2009
KHOA HỌC (Tiết 25)
NHÔM.
I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo quản giữ gìn các đồ dùng trong nhà.
II. Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK trang 46, 47. Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.
Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về nhôm, 1 số đồ dùng được làm bằng nhôm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
24’
4’
1’
1. Ổn định: KTSS………………………………………
2. Bài cũ: Đồng và hợp kim của đồng.
Nêu nguồn gốc, tính chất của đồng và hợp kim đồng?
Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Nhôm.
( Hoạt động 1: Làm vệc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
* HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, 1 số bộ phận của phương tiện giao thông, làm cửa nhà…
( Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
* HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ.
Bước 2:
Làm việc cả lớp.
- Giáo viên kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
( Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
* HS nêu được : Nguồn gốc và một số TC của nhôm. Cách bảo quản 1 số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
- Nguồn gốc và một số tính chất của nhôm
- Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm việc theo chỉ dẫn SGK trang 53.
Bước 2: Chữa bài tập.
- Giáo viên kết luận.
• Nhôm là kim loại, có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo thành hợp kim của nhôm.
• Sử dụng: Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, dễ bị a-xít ăn mòn.
4. Củng cố :Thi đua: Trưng bày các tranh ảnh về nhôm và đồ dùng của nhôm?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò:
Xem lại bài, đọc học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Đá vôi
Nhận xét tiết học .
Hát
- 1 HS nêu.
- Học sinh viết tên hoặc dán tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
Các nhóm treo sản phẩm cử người trình bày.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
HS làm vào phiếu học tập cá nhân.
Nhôm
Hợp kim của nhôm
Nguồn gốc
- Có nhiều trong vỏ trái đất ở dạng hợp chất và có ở quặng nhôm
- Gồm có nhôm và 1 số kim loại khác như đồng, kẽm…
Tính chất
- Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo sợi mảnh hơn sợi tóc, có thể dát mỏng, nhẹ, dẫn nhiệt tốt. Không bị gỉ, 1 số a-xít có thể ăn mòn nhôm.
- Bền vững, rắn chắc, nhẹ, dẫn nhiệt và điện tốt.
- Học sinh trình bày bài làm, học sinh khác góp ý.
Nhắc lại nội dung bài học.