KẾ HOẠCH
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM HỌC 2011 – 2012
Căn cứ theo tinh thần công văn số 12/ATGT-PGDĐT ngày 22/8/2011 của Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng về việc hướng dẫn thực hiện công tác GD.ATGT năm học 2011 – 2012.
Căn cứ theo tình hình thực tế của trường mẫu giáo Định Thành. Nay đơn vị lập Kế hoạch Giáo Dục an toàn giao thông năm học 2011 – 2012 như sau:
I/.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Tiếp tục triển khai phổ biến Luật giao thông đường bộ và các văn bản Pháp luật về ATGT rộng rãi đến từng cán bộ - giáo viên – công nhân viên trong đơn vị nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông.
2.Học tập và phát động các phong trào tích cực tham gia xây dựng và thực hiện “Văn hóa giao thông”, phát huy hiệu quả hoạt động giáo dục lồng ghép vào chương trình GDMN ở các lớp, trẻ nhắc nhỡ ba mẹ có ý thức thực hiện “Văn hóa giao thông” khi tham gia giao thông đường bộ.
3.Củng cố, chấn chỉnh hoạt động Ban An Toàn Giao Thông của nhà trường, nhằm thực hiện hiệu quả về giáo dục an toàn giao thông ở cộng đồng
II/.NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về An Toàn Giao Thông. Đơn vị tập trung vào những nội dung như sau:
1.Văn hóa giao thông :
1.1 Tiêu chí văn hóa giao thông:
Tiêu chí văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng Luật pháp , theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, chuẩn mực về đạo đức, biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông theo các tiêu chí cơ bản sau:
a/ Hiểu biết đúng, đủ các quy định của Pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định Pháp luật về trật tự ATGT, không vi phạm về ATGT.
b/ Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng. Tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
c/Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt hành chính khi vi phạm về giao thông.
1.2 Một số hành vi thể hiện văn hóa giao thông.
a/Đối với người tham gia giao thông:
-Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy, xe đạp điện; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
-Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
-Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông có giấy phép, chứng chỉ phù hợp. Phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
-Tự giác chấp hành quy định của Pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường.
-Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông.
-Thực hiện tốt các quy định, nội quy, giữ vệ sinh tốt tại bến xe và trên các phương tiện giao thông công cộng.
b/Đối với dân cư sống ven đường:
-Không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, không sử dụng vỉa hè buôn bán hàng hóa.
-Có thái độ đúng đắn, ngăn chặn hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: Rải đinh trên đường, xả rác và nước thải ra đường.
c/Đối với lực lượng chức năng khi thực hiện nhiệm vụ:
-Chấp hành hiệu lệnh, sự chỉ dẫn và chấp hành quy định xử phạt hành chánh khi vi phạm về giao thông .
-Tận tình giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
-Giúp đỡ người già, người tàn tật, trẻ em băng qua đường an toàn.
2.Khẩu hiệu tuyên truyền:
Khẩu hiệu : “Phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện” được treo trước tường bao để mọi người đi đường được đọc khẩu hiệu tuyên truyền và thực hiện.
Khẩu hiệu : “Đã uống rượu bia thì không lái xe” được đơn vị cắt dán treo trong sân trường trong tháng 9/2011, nhắc nhỡ phụ huynh không lái xe khi say xỉn nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và không làm ảnh hưởng đến cộng đồng.
III/.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: