THAM LUAN MOT SO PP DAY HOC TICH CUC

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THCS

PHUONG PHP D?Y H?C TCH C?C


.1. Khái niệm

PP dạy học tích cực: là các PP nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Như vậy:
- Với PPDHTC người dạy đóng vai trò chủ đạo- người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức.
- Người học muốn chủ động, sáng tạo trong học tập đòi hỏi bản thân người dạy luôn phải động não, tích cực tổ chức các hoạt động, đưa người học vào trong các tình huống sư phạm khác nhau và để tự các em giải quyết các tình huống đó.
1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động
học tập của người học
2. Dạy và học chú trọng rèn luyện PP tự học .
3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập
hợp tác
4. Kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá
của người học.
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

Bản chất
Đặc trưng chung nhất của dạy và học tích cực
Tính hoạt động cao của chủ thể giáo dục
Tính nhân văn cao của chủ thể giáo dục
- Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ
- Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
a)Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.
- Vấn đáp tìm tòi : giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau

- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
o Tạo tình huống có vấn đề;
o Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
o Phát hiện vấn đề cần giải quyết

- Giải quyết vấn đề đặt ra
o Đề xuất cách giải quyết;
o Lập kế hoạch giải quyết;
o Thực hiện kế hoạch giải quyết.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Kết luận:
o Thảo luận kết quả và đánh giá;
o Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
o Phát biểu kết luận;
o Đề xuất vấn đề mới.

Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.



PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

kết thúc.
Các mức. Đặt vấn đề. Nêu giả thuyết. Lập kế hoạch. Giải quyết vấn đề. Kết luận, đánh giá



PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC


- Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.

- Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.


c. Phương pháp làm việc theo nhóm
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành :
· Làm việc chung cả lớp :
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
· Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
· Tổng kết trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hướng hình thưc và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.


d. PP trực quan bằng hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, biểu bảng:

Mục đích: làm rõ nội dung bài giảng, thu hút sự chú ý và giúp HS hiểu bài dễ dàng hơn.
Kỹ thuật triển khai: GV chọn cách thức và phường tiện phù hợp để thiết kế hình ảnh, biểu đồ; sắp xếp theo thứ tự để tất cả học sinh có thể quan sát; giáo viên giới thiệu nội dung bài theo từng loại; nguyên tắc là GV quay mặt lại học sinh để giải thích.
Lưu ý: Bảng biểu, sơ đồ…nên đơn giản, nhiều màu sắc và phù hợp với chủ đề.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

Cách tiến hành
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau :
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.


e. Phương pháp đóng vai
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
+ Cách tiến hành có thể như sau :
o Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
o Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
o Các nhóm lên đóng vai
o Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai
- Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
- Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai )
o Lớp thảo luận, nhận xét : Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ?


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
o Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
+ Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
o Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại
o Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai
o Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề
o Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia
o Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai


f. Phương pháp trò chơi học tập
- GV (ho?c GV cựng HS) l?a ch?n trũ choi
- Chu?n b? cỏc phuong ti?n, di?u ki?n c?n thi?t cho trũ choi
- Ph? bi?n tờn trũ choi, n?i dung v lu?t choi cho h?c sinh
- Choi th? ( n?u c?n thi?t)
- H?c sinh ti?n hnh choi
- Dỏnh giỏ sau choi
- Th?o lu?n v? ý nghia giỏo d?c c?a trũ choi




PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

  Thông tin chi tiết
Tên file:
THAM LUAN MOT SO PP DAY HOC TICH CUC
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Mâụ Thái (totoanlytruongthcslonghoa@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Lớp 2
Gửi lên:
16/04/2012 08:57
Cập nhật:
18/01/2025 17:46
Người gửi:
nguyenmauthai
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
479.80 KB
Xem:
1574
Tải về:
83
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay12,529
  • Tháng hiện tại136,654
  • Tổng lượt truy cập8,429,391
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi