Phần Ba
LỊCH SỬ VIỆT NAM
(1858-1918)
Chương 1: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
LIÊN QUÂN PHÁP - TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG
1) Tình hình việt nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)
Chính trị:
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Kinh tế :
Nông nghiệp:
sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên
Công thương nghiệp
đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.
Quân sự: lạc hậu.
Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.
Xã hội:
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng sâu sắc. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân…
Việt Nam suy yếu trước nguy cơ bị xâm lược
2) Thực dân pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược việt nam
Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm nhập Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo để xâm nhập vào Việt Nam.
1787 Bá Đa Lộc giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam.
Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam.
Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
3) Chiến sự ở Đà Nẵng
Ngày 31/08/1858, liên quân Pháp – Tây BaNha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
Kết quả:
Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại.