Bài 4 - Các quốc gia cổ đại phương Đông

TUẦN 4
TIẾT 4
NS :
ND :


Bài 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
Học sinh cần nắm được:
- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
- Những nhà nước đầu tiên ra đời ở phương Đông là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc (từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN).
- Nền tảng kinh tế: Nông nghiệp.
- Thể chế nhà nước: Quân chủ chuyên chế.
2. Tư tưởng
- Học sinh cần hiểu được: Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, xã hội này bắt đầu có sự bất bình đẳng, phân chia giai cấp phân biệt giàu nghèo, đó là nhà nước Quân chủ chuyên chế.
3. Kĩ năng
- Quan sát tranh ảnh và hiện vật, rút ra những nhận xét cần thiết.
B.PHƯƠNG TIỆN ,THIẾT BỊ .
-Bản đồ các quốc gia phương Đông cổ đại .
-Một số tư liệu thành văn về TQ ,ÂĐ (nếu có ).
C .PHƯƠNG PHÁP .
-Quan sát tranh ảnh ,nhận xét ,cá nhân ,nhóm .
D. NỘI DUNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?
? Tác dụng của công cụ kim loại đối với cuộc sống con người?
3. Bài mới
động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng

GV dùng lược đồ các quốc gia cổ đại (hình 10 SGK), giới thiệu cho HS rõ các quốc gia này là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
HS xem xong bản đồ.









GV hướng dẫn HS xem hình 8 SGK.
- Hình trên: người nông dân đập lúa.
Hình dưới người nông dân cắt lúa.

?- Để chống lũ lụt, ổn định sản xuất nông dân phải làm gì?
HS trả lời: - Họ đắp đê, làm thủy lợi.

?- Khi sản xuất phát triển, lúa gạo nhiều, của cải dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng gì?
GV hướng dẫn HS trả lời:
- Xã hội xuất hiện tư hữu.
- Có sự phân biệt giàu nghèo.
- Xã hội phân chia giai cấp.
- Nhà nước ra đời.

? Thời gian xuất hiện ?

GV kết luận:





GV gọi HS đọc trang 8 SGK và sau đó đặt câu hỏi để HS trả lời:

? Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? Ai là người chủ yếu tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội)?
HS trả lời:
- Kinh tế nông nghiệp là chính.
- Nông dân là người nuôi sống xã hội.

?- Nông dân canh tác thế nào?
HS trả lời: - Họ nhận ruộng của công xã (gần như làng, xã ngày nay) cày cấy và nộp một phần thu hoạch cho quý tộc (vua, quan, chúa đất) và thực hiện chế độ lao dịch nặng nề lao động bắt buộc phục vụ không công cho quý tộc và chúa đất).


?- Ngoài quý tộc và nông dân, xã hội cổ đại phương Đông còn tầng lớp nào hầu hạ, phục dịch vua quan, quý tộc?
HS trả lời: - Nô lệ, cuộc sống của họ rất cực khổ.
GV kết luận:








?- Nô lệ sống khốn khổ như vậy, họ có cam chịu không?
HS trả lời: - Không, họ đã vùng lên đấu tranh.

GV gọi HS đọc 1 đoạn trang 12 SGK mô tả về những cuộc đấu tranh đầu tiên của nô lệ sau đó GV hướng dẫn HS trả lời:
- Nô lệ khốn khổ, họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh.
- Năm 2300 TCN nô lệ nổi đậy ở La-gát lưỡng Hà).
- Năm 1750 TCN, nô lệ và dân nghèo ở Ai Cập đã nổi dậy, cướp phá, đốt cháy cung điện.

?-Nô lệ nổi dậy, giai cấp thống trị đã làm gì để ổn định xã hội?
GV hướng dẫn các em xem hình 9 SGK, giải thích bức tranh và hướng dẫn HS trả lời:
- Tầng lớp thống trị đàn áp dân chúng và cho ra đời bộ luật khắc nghiệt, mà điển hình là luật Hammurabi (khắc đá).

GV gọi một HS đọc trang 13 SGK và hướng dẫn các em trả lời một số câu hỏi?

GV kết luận: Trong bộ máy nhà nước:
- Vua là người có quyền cao nhất, quyết định mọi việc định ra luật pháp) chỉ huy quân đội,
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài 4 - Các quốc gia cổ đại phương Đông
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trần Duy Linh (tranduylinhdhtx@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Lịch sử 6
Gửi lên:
20/03/2014 15:19
Cập nhật:
18/01/2025 18:10
Người gửi:
tranduylinh
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
43.00 KB
Xem:
1109
Tải về:
16
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập186
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm182
  • Hôm nay13,519
  • Tháng hiện tại137,644
  • Tổng lượt truy cập8,430,381
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi