LICH SU LOP 4 HKII

Lịch sử
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN

I.MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 viên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Ba lần quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, nhà Trần đã có kế sách như thế nào?
Kết quả ra sao?
GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
Vua quan nhà Trần sống như thế nào?


Những kẻ có quyền thế đối với dân ra sao?


Cuộc sống của nhân dân như thế nào?


Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?

Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
Trình bày tình hình nước ta từ giữa thế kỉ XIV, dưới thời nhà Trần như thế nào?
GV chốt ý
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Hồ Quý Ly là ai?
Ông đã làm gì?


Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly là đúng hay sai? Vì sao?

Củng cố
Nêu các biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
Hồ Quý Ly đã làm gì để lập nên nhà Hồ?
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Chiến thắng Chi Lăng



HS trả lời
HS nhận xét





Vua quan ăn chơi sa đọa, vua bắt dân đào hồ trong hoàng thành, chất đá & đổ nước biển để nuôi hải sản
Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu; đê điều không ai quan tâm
Bị sa sút nghiêm trọng. Nhiều nhà phải bán ruộng, bán con, xin vào chùa làm ruộng để kiếm sống
Nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh; một số quan lại thì tỏ rõ sự bất bình
Quân Chiêm quấy nhiễu, nhà Minh hạch sách…

-HS trình bày



Là 1 vị quan đại thần, có tài
Tiến hành một số cải cách về kinh tế, tài chính & xã hội để ổn định đất nước

Đúng. Vì hợp lòng dân, giúp nhân dân thoát khỏi cuộc sống cơ cực, ách áp bức bóc lột tàn tệ








































Lịch sử
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG

I.MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân định do liễu Thăng chỉ huy đến Ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập:
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải xin đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẫu chuyện về về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần…).
II. CHUẨN BỊ:
- Hình SGK phóng to .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Khởi động:
Bài cũ: Nước ta cuối thời Trần
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng
Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của
  Thông tin chi tiết
Tên file:
LICH SU LOP 4 HKII
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Hoàng Thị Quyết (hoangquyet1981@yahoo.com.vn)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Lịch sử
Gửi lên:
24/09/2011 17:51
Cập nhật:
22/11/2024 06:13
Người gửi:
hoangthiquyet
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
239.50 KB
Xem:
1079
Tải về:
347
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay2,647
  • Tháng hiện tại210,796
  • Tổng lượt truy cập7,955,920
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi