Khâu đột thưa

tiểu học Thanh Tân.
KHBD-Lớp 4/2-năm học 2013-2014
Ngày :
Kỹ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA

I/ Mục tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đềâu nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
HS vận dụng khâu được mũi khâu đột thưa.
- HS thích khâu đột thưa.
II/ bị:
-GV:Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm).
- HS:Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.
+Len (hoặc sợi), khác màu vải.
+Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.
-hành
III/ Hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Ổn định :
2/Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Khâu đột thưa.
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) và trả lời câu hỏi :
+ Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu ?
+ So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa.
- GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa(phần ghi nhớ).



* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường, em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa.
+ Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm…
+ Từ cách khâu trên , em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- GV và HS quan sát, nhận xét.

















- Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu.
* GV cần lưu ý những điểm sau:
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”,
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu.
4/cố:
-Hs nhắc lại các bước thêu
5/HĐNT:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
Chuẩn bị tiết sau: Khâu đột thưa (tiết 2)

- Chuẩn bị đồ dùng học tập





- HS quan sát.


a) Mặt phải đường khâu b) Mặt trái đường khâu
Hình 1. Đường khâu đột thưa
- HS trả lời.
- Ghi nhớ: Khâu đột thưa là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở mặt phải của sản phẩm. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên một phần ba mũi khâu trước liền kề.…


- Cả lớp quan sát.

Hình 2. Vạch dấu đường khâu
- HS nêu.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi.
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Khâu đột thưa
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Tô Thị Mẫn (manttththanhtan@dt.sgdbinhduong.edu.vn)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Kỹ thuật
Gửi lên:
13/04/2014 10:54
Cập nhật:
13/11/2024 08:03
Người gửi:
tothiman
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
412.00 KB
Xem:
2344
Tải về:
76
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay2,995
  • Tháng hiện tại138,357
  • Tổng lượt truy cập7,883,481
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi