Khoa học.
PPCT tiết 60
BÀI: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
( - BP )
I./ MỤC TIÊU:
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
- HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
BĐKH- Thực vật (cây xanh) có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống con người, trong quá trình quang hợp cây xanh hấp thụ khí các bô níc (khí nhà kính) và nhả khi oxy. Quá trình này làm giảm thiểu khí nhà kính, hạn chế sự nóng lên của trái đất.
- Biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường tự nhiên làm cho:
+ Nhiều loài vật sẽ di cư sang các vùng sinh sống khác.
+ Các loài sinh vật thay đổi cách thức sinh tồn của mình.
+ Nhiều loài thực vật hoa nở sớm hơn.
+ Nhiều động vật đã bắt đầu mùa sinh sản sớm hơn.
+ Nhiều loài côn trùng đã xuất hiện ở khu vực khí hậu lạnh.
+ Sâu bệnh phát triển phá hoại các loại cây trồng.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 120,121/SGK.
- Phiếu học tập nhóm.
III./ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.ổn định
2. Bài cũ:
- Cây có nhu cầu thế nào về chất khoáng?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
- Bài “Nhu cầu không khí của thực vật”
b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
- Không khi có những thành phần nào? Những thành phân nào có vai trò quan trọng đối với đời sống thực vật?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 121 SGK để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau.
Kết luận:
- Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
BĐKH- Thực vật (cây xanh) có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống con người, trong quá trình quang hợp cây xanh hấp thụ khí các bô níc (khí nhà kính) và nhả khi oxy. Quá trình này làm giảm thiểu khí nhà kính, hạn chế sự nóng lên của trái đất.
- Biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường tự nhiên làm cho:
+ Nhiều loài vật sẽ di cư sang các vùng sinh sống khác.
+ Các loài sinh vật thay đổi cách thức sinh tồn của mình.
+ Nhiều loài thực vật hoa nở sớm hơn.
+ Nhiều động vật đã bắt đầu mùa sinh sản sớm hơn.
+ Nhiều loài côn trùng đã xuất hiện ở khu vực khí hậu lạnh.
+ Sâu bệnh phát triển phá hoại các loại cây trồng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
- Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực hiện được được điều kì diệu đó?
- Giảng cho HS về sự hấp thụ và tạo chất dinh dưõng.
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật.
- Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật.
- Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp đặc biệt là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi choa quá trình hô hấp đất trống cần tơi xốp, thoáng.
Kết luận:
- Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh và phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Thực vật có nhu cầu thế nào về không khí?
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
- Kể ra.
- Hỏi và trả lời theo cặp:
+ Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
+Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
+ Điều gì xảy ra với thực vật nếu 1 trong hai quá trình trên ngừng?
- Trình bày kết quả làm việc theo cặp.