Ngày soạn : 16 - 2 - 2014
Ngày giảng : 22 – 2 – 2014
Tiết 50:
Tuần : 25:
Bài 31:
TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO ( tiết 2)
I.Mục Tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được :
1. Kiến thức
- Học sinh biết và hiểu khí hiđro có tính khử, hiđrokhông những tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt.
- Học sinh biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và do tỏa nhiều nhiệt khi cháy.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinhbiết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO, biết viết phương trình hóa học của hiđro với oxit kim loại.
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết phương trình hóa học, giải các bài tập tính theo phương trình hóa học.
3.Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận khi làm các thí nghiệm.
- Nghiêm túc học tập, say mê học hỏi, yêu thích môn học
II. Chuẩn Bị Của Giáo Viên Và Học Sinh
1.Giáo viên:
- giáo án, sgk , bảng phụ.
- dụng cụ :Ống nghiệm hở 2 đầu, giá sắt, đèn cồn, ống nghiệm, cốc thủy tinh, ống nghiệm có nhánh, nút cao su,ống dẫn khí, ống dẫn thủy tinh,kẹp gỗ.
-hóa chất: bột CuO, nước, kẽm hạt, axit HCl
2.Học sinh
- học bài cũ và đọc trước SGK/ 106,107
III. Hoạt Động Dạy – Học
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1phút )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
GV : gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi :
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lý giữa H2 và O2 ?
tinh khiết của khí H2( Hãy nêu cách thử độ tinh khiết của khí H2 ?
3. Bài mới :( 1 phút)
Khí hiđro ngoài việc có thể tác dụng được với oxi còn có những tính chất nào khác và ứng dụng của nó ra sao? Chúng ta cùng bước vào nghiên cứu bài ngày hôm nay để tìm hiểu.
4.Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của hiđro với đồng oxit ( phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: tiết trước các em đã lần lượt nghiên cứu về tính chất vật lý của hi đro, hiđro tác dụng với oxi. Và bây giờ chúng ta đi nghiên cứu một tính chất nữa của hi đro , đó là tác dụng với đồng (II) oxit
GV: Để nghiên cứu rõ về tính chất này, chúng ta hãy cùng làm thí nghiệm H2 tác dụng với Đồng (II) oxit.
GV: yêu cầu học sinh cho biết dụng cụ, hóa chất của thí nghiệm này?
GV: Lắp bộ dụng cụ thí nghiệm như hình 5.2 SGK/106.
GV: Tiến hành làm thí nghiệm cho HS quan sát.
- Trước tiên, các em nghiêng ống nghiệm có nhánh khoảng 450, thả nhẹ hạt Zn vào.
- Cho 1 lượng nhỏ bột đồng (II) oxit vào giữa ống nghiệm hở 2 đầu. Nút đầu thứ nhất bằng nút cao su có ống thủy tinh nối với ống nghiệm có nhánh (điều chế hiđro). Nút đầu thứ 2 bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinh chữ L kéo tới đáy ống nghiệm đặt trong cốc nước.
GV: cho HS quan sát bột CuO trước khi làm thí nghiệm, bột CuO có màu gì ?
- Tiến hành thí nghiệm cô sẽ nhỏ axit vào ống nghiệm có nhánh cho tiếp xúc với Zn rồi dùng nút cao su nút ống nghiệm.
- Cho dòng khí hiđro đi qua lớp đồng oxit ở nhiệt độ thường.
GV: Các em hãy chú quan sátthí nghiệm.
GV: ở nhiệt độ thường khi cho dòng khí H2 đi qua bột CuO, các em thấy có hiện tượng gì? Điều đó chứng tỏ điều gì?
GV: dùng đèn cồn hơ nóng cả ống nghiệm hở 2 đầu , sau đó đung nóng tập trung vào phần có đồng oxit. Khi lớp bột đen CuO nóng đỏ lên thì ngừng đun nhưng tiếp tục cho dòng khí hiđro đi qua.
GV: Các em hãy quan sát và cho biết đã xảy ra hiện tượng gì hay chưa? Điều đó chứng tỏ điều gì?
GV:Ở nhiệt độ thường: không xảy ra phản ứng, chất rắn màu đen không đổi. Ở điều kiện nhiệt độ: Chất rắn màu đen chuyển đỏ, thấy xuất hiện hơi nước. Và điều đó chứng tỏ đã xảy ra phản ứng. Một em lên viết giúp cô PTPƯ ?
GV: phản ứng này tỏa