vệ sinh phòng bệnh

Bệnh tay-chân-miệng: Phòng ngừa và xử trí






(Dân trí) - Bệnh thường xảy ra vào 2 khoảng thời gian (tháng 1-3 và từ tháng 9-12) nhưng năm nay lại bùng phát ở cuối tháng 6 với lứa tuổi mắc phổ biến là dưới 4 tuổi.
Biểu hiện

Ban đầu là sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, chảy nước miếng nhiều, nổi ban có bóng nước.
Nếu thấy bệnh chuyển thành sốt cao, ói nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người thì cần cho trẻ nhập viện ngay..
Những bóng nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Những chấm đỏ xuất hiện 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triễn thành bóng nước và vở ra thành vết loét. Bóng nước cũng xuất hiện ở da mà thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, còn ở mông và gối thì ít hơn.
Loét miệng hầu như là bệnh TCM, bóng nước hoàn toàn khác với thủy đậu, thuỷ đậu thì có ở khắp nơi trên cơ thể. Bệnh TCM cũng dễ bị chẩn đoán lầm là bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết hay bệnh dại, tổn thương khớp…do đó cần chẩn đoán sớm, để giảm thiểu biến chứng.
Bệnh lây truyền như thế nào?
Khả năng lây bệnh cao nhất trong vòng một tuần lễ đầu của bệnh. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết bóng nước, chất tiết đường hô hấp.
Dịch bệnh thường dễ lây lan do trực tiếp tiếp xúc giữa các trẻ trong nhà trẻ mẫu giáo, các nơi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bệnh cũng lây qua tiếp xúc gián tiếp từ các bề mặt bị nhiễm vi rút như đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, ly chén, nắm tay…
Phần này chủ yếu do người nuôi giữ trẻ vệ sinh không đúng cách, trẻ sử dụng chung đồ chơi hay do môi trường bị nhiễm bẩn.
Cũng có dạng lây khác qua đường phân-miệng do thức ăn, nước uống nhiễm vi rút nhưng không phổ biến.
Cách xử trí
Chăm sóc trẻ tại nhà nếu không có dấu hiệu nặng, giảm đau hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. Cần tìm hiểu xem môi trường lân cận có ai mắc bệnh không, cách ly trẻ bệnh trong khoảng 7 ngày.
Nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho thức ăn lõng-mềm, vệ sinh răng miệng-thân thể, tránh không làm bể các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
Nhập viện kịp thời khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu: trẻ khó ngũ quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngũ, sốt cao các chi run và co giật, nôn ói nhiều.
“Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, nên cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng, chống bệnh”, BS Trương Hữu Khanh và Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc trung tâm y tế dự phòng TPHCM khẳng định.
Phòng ngừa
Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước, sau khi nấu ăn và sau khi đi tiêu. Lưu ý rửa tay sạch sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.
Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm virus, bằng nước xà phòng, hay khử trùng bằng cloramin B 5%.
Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi, vệ sinh khử trùng nơi trẻ bị bệnh và môi trường chung quanh.

ST




  Thông tin chi tiết
Tên file:
vệ sinh phòng bệnh
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Thị Thanh Tuyền (mamnonhoamaimh@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Giáo án
Gửi lên:
20/03/2014 10:08
Cập nhật:
23/11/2024 00:21
Người gửi:
nguyenthithanhtuyen
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
41.00 KB
Xem:
359
Tải về:
7
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay81
  • Tháng hiện tại218,805
  • Tổng lượt truy cập7,963,929
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi