VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG
PHONG TRÀO THI ĐUA “HAI TỐT”
Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi xin phép được chia sẻ một số nội dung “Vai trò của tổ chức Công đoàn trong phong trào thi đua “Hai tốt”.
Kính thưa Hội nghị:
Vào đầu năm học 1961-1962, Bác Hồ chỉ thị: “Các nhà trường cũng nên phát động một phong trào thi đua “Hai tốt” tức là dạy thật tốt, học thật tốt”. Trong thư gửi ngành Giáo dục ngày 15/10/1968, Bác lại khẳng định: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong thời gian qua, Công đoàn Trường Tiểu học Minh Hoà đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền chuyên môn và các lực lượng tổ chức hiệu quả phong trào thi đua “Hai tốt”.
Chúng ta biết rằng, trong nhà trường, tất cả các hoạt động, các mặt công tác đều hướng tới và tập trung cho hoạt động chính trị quan trọng nhất là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào thi đua trong nhà trường cũng rất phong phú, nhưng cũng đều hướng tới phong trào thi đua “Hai tốt”. Bản chất của phong trào này chính là thực hiện nhiệm vụ của công tác chuyên môn nghiệp vụ, phong trào thi đua quyết định sự sống còn, làm nên “thương hiệu” của mỗi nhà trường.
Để tổ chức phong trào thi đua “Hai tốt” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì có rất nhiều lực lượng tham gia, rất nhiều yếu tố đóng góp ...Công đoàn chỉ là một lực lượng góp phần trong phong trào này. Nhưng có thể khẳng định đây là nhân tố quan trọng nhất có tính chất quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Vậy làm thế nào để phát huy được vai trò của Công đoàn trong phong trào thi đua “Hai tốt”? Làm thế nào để có thể nhận thấy rõ nét hình ảnh của tổ chức Công đoàn trong các hoạt động này mà không lẫn với các hoạt động của chính quyền? Đó là điều luôn đặt ra, trăn trở của công đoàn nhà trường.
Theo chúng tôi, trước hết muốn làm được điều này, tổ chức Công đoàn trong nhà trường phải tạo ra cơ chế hoạt động thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa Công đoàn với chính quyền, với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. Hệ thống quy chế giúp cho Công đoàn hoạt động độc lập, tự chủ, có vị thế rõ ràng.
Điểm thuận lợi của chính quyền là điều hành công việc bằng mệnh lệnh, quyết định; cái khó của tổ chức công đoàn là trước mọi việc không thể áp đặt giao nhiệm vụ theo cách của chính quyền; tuy nhiên hoạt động công đoàn lại có điểm rất thuận lợi, nếu tổ chức công đoàn thực sự là một tổ ấm, các thành viên coi tổ chức công đoàn là một gia đình, mọi người đoàn kết thương yêu như người thân thì trước công việc được giao, khi đã nhận thức đầy đủ, tư tưởng đã thông, tình cảm đã có thì mọi người làm việc rất tự giác, nhẹ nhàng thoải mái, khi đã tự giác thì làm việc hưng phấn và hiệu quả sẽ cao hơn. Từ đó có thể thấy tổ chức công đoàn đã kết hợp, hỗ trợ chính quyền trong nhà trường cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung.
Để làm tốt điều này BCH công đoàn bằng nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền giúp các đoàn viên công đoàn nhận thức một cách đầy đủ đúng đắn vai trò vị trí của người thầy, năng lực của thầy trong xã hội hiện nay, phát động thực hiện ba cuộc vận động lớn của ngành giáo dục, trong đó vấn đề trọng tâm là thực hiện dân chủ. Chúng ta cũng biết, ý thức nhiệm vụ đặc biệt của nhà giáo tạo cho chức năng sư phạm tính chất rất đặc biệt, rất riêng biệt: đó là không vụ lợi. Ý thức được điều đó, căn cứ vào đặc trưng của công tác công đoàn nên công tác vận động tuyên truyền chủ yếu tập trung vào lòng tự trọng nghề nghiệp của mỗi cán bộ giáo viên, đánh thức trong họ tình yêu nghề, khơi dậy sự ham mê đối với công tác giảng dạy để họ tự giác thực hiện nhiệm vụ.
Trong việc phát động, triển khai phong trào thi đua “Hai tốt”, BCH công đoàn phải phối kết hợp chặt chẽ với tổ trưởng chuyên môn trong việc lập kế hoạch để phát động phong trào thi đua với các nội dung cụ thể, trọng tâm như: Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị, thao giảng, dạy tốt, dự giờ, rút kinh nghiệm, báo cáo chuyên đề, diễn đàn, thi GVDG, viết SKKN ... Khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể chi tiết từ thời gian phát động, thực hiện các giai đoạn tham gia, định hướng