UBND HUYỆN DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 16/PGDĐT-TCCB
Dầu Tiếng, ngày 11 tháng 10 năm 2011
V/v: Hướng dẫn thực hiện một số vấn
đề về chế độ nghỉ phép
Kính gửi: Các trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, THCS trong huyện.
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội;
Căn cứ Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 cùa Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buột.
Căn cứ tình hình thực tế về việc giải quyết chế độ nghỉ phép của các đơn vị trường học trong huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số vấn đề về chế độ nghỉ phép của Cán bộ, giáo viên, nhân viên; cụ thể như sau:
I/- Các hình thức nghỉ phép:
Nghỉ phép:
Đối với Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được nghỉ phép hè và chỉ được giải quyết phép trong hè (tháng 06 và tháng 07).
Trường hợp nghỉ phép quá quy định không có lý do chính đáng thì xem là vi phạm kỷ luật.
Nghỉ ốm:
Cán bộ, giáo viên, nhân viên bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Có con dưới 7 tuổi bị ốm dau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
* Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc dùng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Thời gian nghỉ ốm đau trong 1 năm không kể ngày nghỉ, lễ, tết được quy định như sau:
Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: nghỉ phép 30 ngày;
Đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ phép 40 ngày;
Đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên: nghỉ phép 60 ngày;
Đối với những người mắc các bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày: tối đa 180 ngày.
Trường hợp nghỉ nuôi con ốm đau:
Nếu con dưới 3 tuổi: 20 ngày trong 1 năm;
Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: 15 ngày trong 1 năm.
Nghỉ thai sản: (không kể ngày nghỉ, lễ, tết và phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên)
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày;
Khi sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:
+ Thai dưới 1 tháng: nghỉ 10 ngày;
+ Thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng: nghỉ 20 ngày;
+ Thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: nghỉ 40 ngày;
+ Thai đủ từ 6 tháng trở lên: 50 ngày.
Khi sinh con được nghỉ 4 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày.
Nhận con nuôi: Nếu nhận con nuôi hợp pháp dưới 4 tháng tuổi thì được nghỉ thai sản cho đến khi con nuôi được 4 tháng tuổi.
Nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi trong giờ làm việc mỗi ngày được nghỉ 60 phút.
Nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
+ Đặt vòng: được nghỉ 7 ngày;
+ Triệt sản: được nghỉ 15 ngày.
Nghỉ đám cưới:
Cán bộ, giáo viên, nhân viên tổ chức kết hôn được nghỉ phép 3 ngày;
Cha, mẹ tổ chức kết hôn cho con được nghỉ phép 1 ngày.
Nghỉ đám tang: Cha, mẹ (hai bên vợ, chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết được nghỉ phép 3 ngày.
II/- Quy định hồ sơ và thủ tục giải quyết phép:
Các loại hình nghỉ phép dưới đây đều phải có đơn xin phép (theo mẫu) và có ý kiến phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
Nghỉ phép hè: Trong trường hợp nghỉ phép ngoài tỉnh phải có đơn xin nghỉ phép.
Nghỉ ốm đau: Ngoài đơn xin nghỉ phép phải kèm giấy y chứng của bệnh viện hoặc giấy cho phép nghỉ hưởng BHXH của bệnh viện.
Nghỉ thai sản:
+ Nếu nghỉ chế độ thai sản: Ngoài đơn xin phải kèm giấy y chứng;
+ Nếu nghỉ chế độ khi sinh con: Đơn xin nghỉ sau khi sinh con (ghi rõ sinh con thứ mấy và kèm theo giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh).
Nghỉ đám cưới: Ngoài đơn xin phải kèm theo giấy đăng ký kết hôn.
III/- Thẩm quyền giải quyết phép:
Hiệu trưởng các trường Mầm non; Mẫu giáo; Tiểu học; THCS giải quyết