TRUYỀN THỐNG NGÀY NGVN VÀ THÀNH QUẢ GD

BÁO CÁO
VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ GIÁO VIỆT NAM VÀ
THÀNH QUẢ GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA

Kính thưa:
- ........................................................................................................................
- ........................................................................................................................
- ........................................................................................................................
- Các nhà giáo lão thành, nhà giáo hưu trí!
- Các quý vị đại biểu! Các vị khách quý! Các bậc phụ huynh học sinh!
- Cùng tòan thể Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên và các em học sinh thân mến!
Lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 gắn liền với lịch sử của tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới.
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari lấy tên là FISE (Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacxava tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (ngày 22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacxava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ý nghĩa của ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20/11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm làm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta và từ đó đến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo – những người đã dày công vun đắp cho chúng ta – những cây đời mãi mãi xanh tươi.
Kính thưa quý vị đại biểu và quý thầy cô giáo !
Thiên chức của thầy giáo là truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại. Chính các nhà giáo Việt Nam đã góp phần hun đúc lên tinh thần Việt Nam qua các thời đại, là các cầu nối của quá khứ với các hiện tại và tương lai. Những người thầy chân chính trong lịch sử bao giờ cũng là một nhà yêu nước, hoạt động dạy học thường gắn liền với hoạt động cách mạng. Dưới chế độ phong kiến, nhà giáo không tự ràng buộc mình trong quan niệm “Trung quân ái quốc” mà họ đứng về phía nhân dân, hành động chung với nhân dân, hiếu với nhân dân, họ từ chối hợp tác không ra làm quan triều đình như: Võ Trường Toản, họ yêu cầu triều đình trừng phạt gian thần để yên nước yên dân
  Thông tin chi tiết
Tên file:
TRUYỀN THỐNG NGÀY NGVN VÀ THÀNH QUẢ GD
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Tạ Kim Tiết Lễ (tietle_thminhhoa@yahoo.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Giáo án
Gửi lên:
26/11/2013 10:54
Cập nhật:
19/01/2025 15:20
Người gửi:
takimtietle
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
90.50 KB
Xem:
312
Tải về:
15
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay11,751
  • Tháng hiện tại154,401
  • Tổng lượt truy cập8,447,138
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi