PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HDT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO MINH TÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
((( (((
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ tên: Phạm Thị Thanh Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Mẫu Giáo Minh Tân
ĐỀ TÀI:
LỒNG GHÉP NỘI DUNG
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG TRƯỜNG MN
TRONG VIỆC DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
I.NHẬN THỨC ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Thời gian đằng đẵng trôi qua bao lâu thì cuộc sống cũng có những thăng trầm và biến động bấy nhiêu. Có những thứ rất dễ bị lãng quên, nhưng có những thứ luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta qua bao thế hệ. Và tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một điển hình. Đó chính là một tài sản vô giá của dân tộc và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam
Trong di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, từ những lời dạy của Bác về giáo dục tiết kiệm, hiện nay trong công cuộc đổi mới giáo dục, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề “ Giáo dục tiết kiệm năng lượng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Mầm non, bởi trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu”. Vì ở lứa tuổi này các em rất dễ tiếp cận, học hỏi những điều hay lẽ phải, ý thức bảo vệ môi trường cũng vì thế phải được chú trọng ngay từ lứa tuổi này, nhằm giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản về sức khỏe bản thân, gần gũi và biết bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép thường xuyên vấn đề này trên bài giảng sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ. Hơn nữa, nếu ngay trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô là người đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy, phân loại rác thải… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. Có thể tin chắc rằng nếu chúng ta hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ ngay từ bây giờ, thì thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường. Và một khi ý thức bảo vệ môi trường đã trở nên thường trực trong mỗi người thì tương lai không xa, tất cả chúng ta sẽ hưởng một môi trường trong lành hơn.
Vì vậy việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong các nhà trường và trong mỗi người Việt Nam.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thuận lợi:
Bộ cũng đã tổ chức biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán của 63 tỉnh, thành phố.
Để triển khai đại trà trong các trường mầm non giai đoạn 2010-2015 về thực hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên căn cứ vào bộ tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của Bộ; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh về mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; rèn luyện thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống xã hội;….
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học tập và thực hành tiết kiệm năng lượng qua nhiều việc làm phong trào, hoạt động như: tiết kiệm điện nước khi ra khỏi phòng, khóa nước, tắt nước khi không dùng. Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm trò chơi, câu chuyện về tiết kiệm năng lượng để dạy cho trẻ.
Nhà trường tạo góc sách tư liệu về tiết kiệm năng lượng cho giáo viên, trẻ, và phụ huynh cùng xem.
Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Qua hai năm trực tiếp đứng lớp thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc các trẻ, tôi nhận thấy trẻ ở lớp Lá do tôi chủ nhiệm rất thích được nghe cô kể chuyện và tham gia trò chơi về vấn đề tiết kiệm năng lượng các trẻ luôn tỏ ra sôi nổi hào hứng trong khi được chơi , và tôi nghĩ mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và thực hành tiết kiệm năng lượng.
2.2 Khó khăn:
Do đặc thù của công việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ học và thực hành tiết kiệm năng lượng.