PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Minh Hòa, ngày 05 tháng 9 năm 2013
QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013 – 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐ-THMH ngày 05/9/2013)
Thực hiện Quyết định số 04/2000/QĐ – Bộ GD & ĐT về việc ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường nay Trường Tiểu học Minh Hòa đề ra quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường như sau:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường
1. Việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường mang một ý nghĩa rất quan trọng nhằm làm cho tất cả các hoạt động của đơn vị mang tính dân chủ, công khai, văn minh, công bằng, khách quan. Đảm bảo theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, góp phần làm trong sạch nội bộ, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học của đơn vị.
2. Việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường nhằm kích thích phát huy quyền làm chủ của mỗi cá nhân trong nhiều lĩnh vực, góp phần xây dựng nề nếp, kỷ cương trong mọi hoạt động, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, thực hiện vai trò nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Điều 2: Nguyên tắc thực hiện dân chủ
1. Dân chủ phải có tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phải thực hiện tinh thần của từng cá nhya6n, từng tổ chức đoàn thể. Thực hiện quyền dân chủ phải đi đôi với quyền và nhiệm vụ của từng cá nhân và tổ chức đoàn thể được quy định tại điều lệ trường tiểu học, đồng thời mang tính tổ chức kỷ luật trong đơn vị.
2. Thực hiện dân chủ theo tinh thần Nghị quyết 04 – Dân chủ tập trung, không thực hiện tràn lan, vô tổ chức, dân chủ quá trớn, lợi dụng quyền dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ của người khác rồi dẫn đến kích động, phê phán, gây mất đoàn kết nội bộ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của đơn vị.
CHƯƠNG II
DÂN CHỦ CỦA TỪNG CÁ NHÂN – TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
Điều 3: TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG:
Trách nhiệm :
Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ công chức và học sinh .
Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức , đoàn thể trong nhà trường và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền trách nhiệm được giao của Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên .
Thực hiện chế độ hội họp theo định kỳ như họp Hội đồng, họp liên tịch, họp Ban giám hiệu, Hội nghị CBCC.
Thực hiện chế độ công khai tài chính (3 tháng/lần), công khai các quyền lợi, chế độ chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với Giáo viên, CBCC và học sinh .
Gương mẫu đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện thiếu dân chủ trong nhà trường như cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc …….
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, phối hợp với các tổ chuyên môn, đoàn thể và các cá nhân trong nhà trường phát huy dân chủ trong hoạt động của nhà trường .
Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường .
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền.
Phối hợp với CĐCS tổ chức Hội nghị CBCC 1 lần/ năm .
2. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của cá nhân hoặc tổ chức đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định .
Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học .
Quy trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, CBCC .
Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường .
Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua khen thưởng,