GD&TĐ - Hiện nay dịch sởi đang bùng phát tại 61/63 tỉnh thành. Ngày 23/4, cả nước có 3.569 trường hợp mắc sởi/9.932 trường hợp sốt phát ban dạng sởi.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, số người bị bệnh sởi tăng nhanh trong tháng 4/2014 trên 9 huyện, thị, thành phố. 116/137 xã, phường, thị trấn có bệnh nhân mắc sởi và sốt phát ban.
Ổ dịch có từ tháng 2/2014, đến tháng 4/2014 có 372 ca mắc sởi và sốt phát ban, 5 ca tử vong.
Để ngăn chặn lây lan dịch bệnh sởi vào trường học, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu Phòng GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) phối hợp chặt chẽ với Trung tâm y tế địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện phòng, chống dịch sởi cho trẻ mầm non.
Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch sởi cho trẻ em, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Thông báo ngay cho Trung tâm y tế địa phương khi phát hiện có trẻ MN mắc bệnh; nếu có trẻ bị mắc bệnh sốt phát ban và bệnh sởi cần cách ly điều trị tại bệnh viện, khi nào trẻ khỏi hẳn mới tiếp nhận đến trường.
Các cơ sở GDMN tổ chức tuyên truyền các kiến thức cơ bản về bệnh sởi và cách phòng, chống dịch sởi cho các bậc phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ mầm non trong toàn trường.
Tuyên truyền bằng nhiều hình thức như họp phụ huynh, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo dịch sởi vào lúc đón trả trẻ, viết bài tuyên truyền đọc trên loa phát thanh thôn, xã và vận động phụ huynh cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi và phát tờ rơi về bệnh, hướng dẫn cách phòng chống dịch sởi và kỹ năng phát hiện bệnh.
Cùng với đó, tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh giữ vệ sinh cá nhân, nhà, cửa, bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin (thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả tươi) vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là bữa ăn cho trẻ dưới 5 tuổi.
Sử dụng hóa chất CloraminB khử khuẩn môi trường cho các thôn, xã, gia đình có bệnh nhân sởi và có thể dùng hóa chất chùi vật dụng sinh hoạt, nhà cửa. Gia đình nào có bệnh nhân sởi và những người tiếp xúc với bệnh nhân, cách ly điều trị kịp thời các bệnh nhân phát bệnh sau khi tiếp xúc với nguồn lây.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ, tổ chức cho trẻ lau mặt, rửa tay đúng qui định. Tổ chức vệ sinh đồ dùng phục vụ học tập, ăn, ngủ, sinh hoạt luôn sạch sẽ.
Thường xuyên làm vệ sinh môi trường trường học, công trình cấp nước, công trình vệ sinh, xử lý rác, khơi thông cống rãnh.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn đúng qui định; cung cấp đủ nước uống, nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Khử khuẩn môi trường nhóm, lớp có trẻ bị bệnh sởi bằng hóa chất Cloramin B do trung tâm y tế cấp phát…
Để giảm nguy cơ này, Bộ Y tế đã đưa ra một số khuyến cáo:
1. Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc sởi như sốt, ho, khó thở, phát ban không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.
2. Không nên đưa trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi đến những nơi tập trung đông người như khu vui chơi, giải trí để tránựh bị nhiễm sởi; tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên vệ sinh răng miệng, mũi, họng, mắt và thân thể cho trẻ, rửa tay với xà phòng khi chăm sóc trẻ, giữ nhà ở, nhà vệ sinh sạch sẽ.
3. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi theo ở những nơi có nguy cơ cao đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
4. Trong quá trình đi du lịch, nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc sởi như sốt, ho, phát ban, đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.
Hiện kết quả thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin sởi phòng chống dịch và tiêm vét vắc xin sởi chung trên toàn quốc đến ngày 26/4/2014 là 76,2 % tăng 2,18% so với ngày 25/4/2014.
47 tỉnh có