PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG TÂN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: / KH-THLT
Long Tân, ngày 12 tháng 4 năm 2012
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG.
NĂM 2012
Thực hiện công văn số 36 / TB-PGD&ĐT ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Phòng về việc nhắc nhở phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng và chăm sóc dức khỏe cho học sinh.
Trường Tiểu học Long Tân xây dựng kế hoạch triển khai phòng chống bệnh Tay chân miệng trong đơn vị với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích yêu cầu:
1.1. Truyền thông, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng của các bậc cha mẹ và học sinh về phòng chống bệnh Tay - Chân - Miệng:
- Phổ biến rộng rãi cho các bậc cha mẹ và trẻ nội dung 3 thông điệp của ngành y tế.
- Thường xuyên rửa sạch bàn tay đúng cách đối với trẻ và người lớn.
- Thường xuyên rửa, giặt vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
- Lau chùi, cọ rửa sạch khu sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn.
- Phát hiện sớm các dấu hiệu trở bệnh nặng: sốt cao, giật mình, đi đứng loạng choạng, thở mệt để đưa trẻ đến ngay các bệnh viện: Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hoặc bệnh viện Nhiệt đới.
1.2. Huấn luyện cán bộ, giáo viên, công nhân viên về:
Tổ chức giám sát và phòng chống lây nhiễm bệnh tay chân miệng với các nội dung cơ bản:
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại nhóm, lớp và nhà trường.
- Giám sát, phát hiện sớm trẻ mắc bệnh.
- Thực hiện cách ly đúng quy định, nếu có trẻ mắc bệnh.
- Xử lý môi trường, xử lý phân đúng phương pháp, đúng quy trình.
- Báo cáo ngay các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
1.3. Thực hành dự phòng ở trường, nơi có nhiều nguy cơ xảy ra dịch bệnh:
- Thường xuyên thực hiện vệ sinh (theo thông điệp 1 và 2 của Sở Y tế) để tiêu diệt mầm bệnh.
- Tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường vào thứ bảy hoặc thứ bảy hàng tuần vào các đợt cao điểm.
1.4. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mới mắc; tổ chức xứ lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát lan rộng:
- Tổ chức hệ thống giám sát, phát hiện sớm, xử lý ca bệnh theo quy định.
- Cảnh báo và xử lý sớm các ổ dịch tay chân miệng trong cộng đồng.
2. Tổ chức thực hiện:
2.1. Công tác huấn luyện:
Trường chủ động phối hợp với trạm Y tế triển khai nhiều đợt, nhiều lần tập huấn cho toàn thể đội ngũ các nội dung cơ bản về phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm (đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều được tập huấn), thao tác thực hành thuần thục, xử lý tình huống nhanh nhạy và đúng quy định.
2.2. Công tác truyền thông:
- Tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức đến toàn thể CB.GV.CNV và học sinh trong trường biết sự nguy hiểm của bệnh, cách phòng bệnh tại gia đình, trường học và nơi đông người.
- Hướng dẫn sử dụng hóa chất Cloramin B hoặc dung dịch nước Javel 5% lau chùi khử khuẩn sàn nhà, mặt bàn, đồ đạc, vật dụng, đồ chơi, … những nơi có khả năng bị nhiễm bởi các dịch tiết của người bệnh.
- Nội dung ba thông điệp phòng chống bệnh Tay - Chân - Miệng:
1/ Thường xuyên rửa sạch bàn tay của học sinh, giáo viên, vật dụng, đồ dùng học tập, đồ chơi, … của trẻ và của giáo viên.
2/ Lau chùi sạch khu vực sinh hoạt của học sinh bằng dung dịch sát khuẩn.
3/ Phát hiện sớm các dấu hiệu như: Sốt cao, giật mình, đau họng, đi đứng loạng choạng, thở mệt, … cần đưa trẻ đến ngay trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để khám bệnh.
2.3. Công tác giám sát ca bệnh:
- Khi có trẻ nghỉ học không rõ lý do, nhà trường phải liên hệ với gia đình. Nếu có thông tin học sinh bị mắc bệnh Tay - Chân - Miệng, sốt xuất huyết hoặc các bệnh truyền nhiễm khác, nhà trường có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay Trạm y tế xã để phối hợp giám sát, điều tra dịch tễ