Kế hoạch thực hiện chuyên đề
cho trẻ làm quen với toán
Năm học 2012 -2013
A. Mục đích yêu cầu
I. Đối với nhà trường:
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán năm học 2012 – 2013.
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên đề toán.
- Phấn đấu 100% giáo viên dạy đúng phương pháp; 100% nhóm, lớp có môi trường cho trẻ làm quen với toán đạt loại khá, tốt; 100% giáo viên biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả các trò chơi cho trẻ làm quen với toán.
- Coi trọng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, phát triển các giác quan của trẻ.
- Thực hiện tốt công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề cho trẻ làm quen với toán.
- Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề cho trẻ làm quen với toán.
- Đảm bảo 100% số trẻ mẫu giáo trong trường mầm non có đủ sách – vở cho trẻ làm quen với toán, đồ dùng cho trẻ làm quen với toán.
- Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền về chuyên đề tại các nhóm, lớp.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.
II. Đối với giáo viên:
- Lập kế hoạch thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với toán dựa trên kế hoạch của nhà trường kế hoạch được xây dựng cụ thể theo năm học, từng tháng và cụ thể từng tuần phải đảm bảo các nội dung chủ yếu: Tên bài dạy trong tuần(chủ đê); trang trí góc học toán như thế nào?; sưu tầm, tổ chức trò chơi gì?; vận động phụ huynh ủng hộ những gì phục vụ cho bài dạy;...
- Xây dựng góc bé vui học toán ở từng nhóm lớp, tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm học toán thông qua các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi.
- Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề cho trẻ làm quen với toán.
- Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non:
+ Trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu về tập hợp, con số, kích thước, hình dạng, không gian và thời gian.
+ Hình thành ở trẻ những định hướng ban đầu về các mối quan hệ số lượng, không gian và thời gian có trong hiện thực xung quanh trẻ.
+ Hình thành ở trẻ một số kỹ năng như: kỹ năng đếm, kỹ năng đo lường, kỹ năng tính toán và những kỹ năng của hoạt động học tập.
+ Phát triển hứng thú và năng lực nhận biết, phát triển tính tư duy lô gích và ngôn ngữ cho trẻ.
III. Đối với trẻ:
- Trẻ được làm quen với tập hợp số lượng và đếm số lượng.
- Trẻ biết xếp tương ứng và ghép đôi.
- Trẻ biết so sánh, phân loại và xếp theo quy tắc.
- Làm quen với phép đo lường, biết sử dụng phương tiện đo.
- So sánh sự giống