Phòng GD và ĐT Dầu Tiếng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Trường TH Long Tân Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
(((
BÀI VIẾT THU HOẠCH
Chuyên đề năm 2013: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên”
Họ và tên: Nguyễn Thanh Mai
Chức vụ: giáo viên dạy anh văn
Qua học tập, nghiên cứu về nội dung chuyên đề năm 2013: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương". Bản thân xin trình bày nhận thức của mình về nội dung đã học trên và tự liên hệ việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của bản thân đối với các nội dung trên:
1/ Nhận thức của bản thân về các nội dung chuyên đề đã được tiếp thu:
Tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách là một chỉnh thể, có liên quan chặt chẽ với nhau.Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; Tác phong, phong cách là sự thể hiện, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức. Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động các mặt đó và luôn giáo dục cán bộ những nội dung đó. Do vậy, cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tác phong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức của Bác.
Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, gắn liền với nhân cách siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.
Phong cách quần chúng, phong cách dân chủ và phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt mọi hành động trong cả cuộc đời cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam.
* Phong cách quần chúng
Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghía Mác - Lênin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vô tận đối với quần chúng. Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện bằng phong cách sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Trước hết, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và bản thân Người luôn là tấm gương sáng về phong cách gần dân. Sự gần gũi đó được thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc dân.
Trong đời sống hằng ngày, Người thường tranh thủ đi thăm, gặp gỡ chiến sĩ và đồng bào các địa phương, để nắm tình hình và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Điều đó đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống, thành điều tâm niệm suốt đời của Người, từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thành Chủ tịch nước, từ việc lớn đến việc nhỏ của Người đều thể hiện sự quán triệt tư tưởng: “Nước lấy dân làm gốc”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Ta hiểu vì sao Người thưòng nhắc đến câu ca truyền miệng của nhân dân: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Giữ được chân lý quý báu này thì sự nghiệp dù khó mấy cũng thành công.
Người luôn nêu cao tấm gương về lòng yêu mến và tin tưởng rất mực vào khả năng và sức mạnh của nhân dân. Bác thường xuyên căn dặn các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nhân dân. Chính phong cách ấy của Người có sức hút kỳ lạ, làm cho lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hoà nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc nhất.
Phong cách quần chúng không chỉ là phong cách cần thiết của cán bộ, đảng viên trong quan hệ với dân, mà còn cần thiết trong quan hệ của cấp trên với cấp dưới, của cán bộ lãnh đạo với cán bộ, đảng viên bình thường. Đối với người lãnh đạo cấp trên, hiểu dân và hiểu cấp dưới đều có tầm quan trọng đặc biệt.Hiểu dân là để hiểu cấp dưới được chính xác hơn, hiểu cấp dưới là để hiểu