NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ
31 / 5 / 1987
Thông tin cơ sở
Vào ngày 31 /5 hàng năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kỷ niệm Ngày Thế giới Không thuốc lá, nhấn mạnh vào những rủi ro sức khỏe liên quan đến sử dụng thuốc lá và ủng hộ các chính sách hiệu quả để giảm mức tiêu thụ thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu (sau tăng huyết áp) và hiện nay trên thế giới cứ 10 người trưởng thành có 1 người chết vì thuốc lá.
Đại Hội Đồng Y tế thế giới sáng lập ra Ngày Thế giới không thuốc lá vào năm 1987 nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đối với nạn dịch thuốc lá và những tác hại gây chết người của nó. Đây là dịp để nhấn mạnh các thông điệp về kiểm soát thuốc lá cụ thể và tăng cường tuân thủ Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO. Hút thuốc là nạn dịch số một có thể ngăn chặn được mà cộng đồng y tế phải đối mặt.
Hãy từ bỏ thuốc lá vì những người chung quanh bạn
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” câu nói này dường như đã quá quen thuộc, nhưng thông điệp cốt lõi của câu nói này được bao nhiêu người quan tâm. Minh chứng cho nhận định trên là kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2010, cho thấy Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới; nghiên cứu của Viện chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 cũng cho thấy hơn 11% số ca tử vong ở nam giới Việt Nam là do các bệnh có liên quan đến thuốc lá
Với tỷ lệ hơn 50% nam giới từ tuổi trưởng thành trở lên hút thuốc lá, Việt Nam đã xếp vào hàng các nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 40 ngàn người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá (chưa kể số người tử vong do hút thuốc thụ động). Mặc dù công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được triển khai rộng khắp, nhưng tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn không giảm.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo khói thuốc có chứa nhiều độc tố, trong đó có 43 chất gây bệnh ung thư. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hại hơn khói thuốc do người hút thở ra, vì nó chứa nhiều chất độc hại gấp 21 lần. Hút thuốc lá thụ động ở trẻ em dễ gây ra một số căn bệnh nguy hiểm: chết đột tử, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp và mạn, viêm tai giữa cấp và mạn, gây ra bệnh hen và làm trầm trọng thêm bệnh hen, làm giảm tốc độ phát triển chức năng phổi... Vì thế, hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến những người chung quanh, để lại gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Nhiều hoạt động trên thế giới được tổ chức
nhân “Ngày thế giới không thuốc lá”.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy chủ đề cho “Ngày thế giới không thuốc lá" là “Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá” nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách và công chúng ở các nước hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp thuốc lá, đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của thuốc lá đối với cộng đồng và có những biện pháp phù hợp.
Nhân ngày Thế giới Không thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước cấm mọi hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc lá, đặc biệt là để giúp các thanh niên tránh khỏi tình trạng bị nghiện thuốc lá.
Theo Giám đốc bộ phận phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới, ông Douglas Bettcher, phần lớn những người hút thuốc lá bắt đầu bị nghiện thuốc lá trước tuổi 20. Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá là một trong những biện pháp tốt nhất để tránh việc hút thuốc lá của các thanh niên cũng như giảm bớt việc tiêu thụ thuốc lá trong dân chúng. Nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 số thanh niên trên thế giới đã hút thuốc lá do việc quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá và 78% thanh niên trong độ tuổi từ 13 đến 15 thường xuyên xem quảng cáo thuốc lá.
Các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, việc sử dụng thuốc lá đang là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí gây tử vong. Thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới cái chết của khoảng một nửa số người sử dụng nó. Hiện nay, thuốc lá làm gần 6 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm. Theo ước tính của Tổ chức Y