NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM
21 / 6 / 1985
Ngày 21/6/1925, tờ báo thanh niên do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Để ghi nhớ công ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, ban Bí Thư Trung Ương Đảng quyết định lấy ngày 21/6 là Ngày Báo Chí Việt Nam nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng và nêu cao trách nhiệm của báo chí, của nhà báo trước xã hội. Với tinh thần đó, ngày 21/6/1985 là ngày báo chí Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta.
Suốt trong những chặng đường cách mạng, báo chí Việt Nam và đội ngũ nhà báo đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và “Xứng đáng với một trong những nền báo chí cách mạng trên thế giới”.
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21/6/1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có “Gia Định báo” và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo “Thanh niên” đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo “Thanh niên”, báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 05/02/1985 lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Vì sao phải là ngày 21 / 6?
Vì sao ngày 01/4/1922 số đầu tiên của tờ báo Le Paria (Người Cùng Khổ) do chính người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Ái Quốc mà sau này là lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại, là Bác Hồ kính yeu của chúng ta sáng lập và điều hành lại không được lấy làm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam mà lại lấy ngày 21/6/1925 ? Một câu hỏi khá hay thể hiện sự quan tâm của nhiều người đối với lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam nói riêng.
Như chúng ta biết, tờ Le Paria xuất hiện là một sự kiện đặc biệt, có tính chất cột mốc trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, của phong trào cách mạng và báo chí cách mạng Việt Nam, rất nổi tiếng dù chỉ tồn tại 38 số. Tuy nhiên, Le Paria không được xem là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam vì nó là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp mà thuộc địa Pháp thì có rất nhiều quốc gia, dân tộc cả ở Châu Á, Châu Phi. Trong Chỉ thị của Trung ương Đảng về việc lày ngày 21/6 hàng năm làm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam trước đây đã nêu và giải thích rõ điều này.
Lịch sử ghi nhận: Cuối tháng 11/1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu với vai trò là phái viên của Quốc tế Cộng sản, nhiệm vụ chính của người là xây dựng phong trào Cộng sản ở Đông Dương, đặc biệt là ở Việt Nam. Sau khi thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Người đã quyết định xây dựng tờ báo Thanh niên để làm cơ quan ngôn luận cho tổ chức này. Tòa báo đặt ở Văn Minh Lộ, thành phố Quảng Châu. Người đã quy tụ những người Việt Nam yêu nước có năng lực làm báo như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, kể cả những thiếu niên như Lý Tự Trọng, Lý Phương Đức, ... vào việc biên soạn, in ấn, phát hành tờ báo.
Với tư cách là người phụ trách, Nguyễn Ái Quốc đã ứng dụng những kinh nghiệm khi Người làm báo Le Paria vào thực tiễn, cho nên, tuy báo rất đơn sơ nhưng cũng có đầy đủ các chuyên mục, hình ảnh minh họa... Mỗi kỳ báo chỉ phát hành khoảng 200 bản nhưng tiếng vang và sức lan tỏa của nó rất nhan và rộng, ảnh