TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Vào tháng 8 năm 1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vac- sa - va, thủ đô CHXHCN Ban Lan đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo.
Toàn bộ văn bản nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lý giáo dục toàn miền Bắc và qua đài TNVN, thông báo đến đông đảo giáo giới, học sinh và sinh viên miền nam. Đúng ngày 20- 11 - 1958 ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên toàn miền Bắc nước ta. Từ đó trở đi sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các phụ huynh học sinh ngày 20 - 11 hằng năm đã được tiến hành kỷ niệm không chỉ riêng ở các tỉnh miền Bắc mà ở cả các vùng giải phóng ở miền Nam. Ngày 20 tháng 11 đã dần dần khắc sâu vào trí nhớ vào tình cảm của mọi người, đã trở thành hành động chủ động và tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hằng năm mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày Quốc Tế Hiến Chương Các Nhà Giáo nữa.
Dân tộc ta từ xưa vốn có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” truyền thống đó đã đi vào ca dao:
“ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.”
Nhân dân ta cũng thường nhắc nhở con cháu: “Kính thầy mới được làm thầy”. Trong thời đại phong kiến, quan hệ thầy trò thể hiện một cách sâu sắc với các tổ chức “đồng môn” . Với quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, tất cả những học trò của một ông thầy từ trước về sau qua các thế hệ đều thuộc các tổ chức đồng môn đó. Ông cha ta cho rằng, đã là học trò thì phải biết ơn thầy suốt đời.Hàng trăm năm, nhiều thế hệ học sinh coi giỗ thầy như giỗ cha mẹ. Hàng trăm năm biết bao thế hệ các nhà giáo nêu những tấm gương sáng ngời như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh khiêm, Nguyễn Đình Chiểu ... Sau cách mạng tháng tám, tình thầy trò thêm tình đồng chí sắc son. Nhiều thế hệ nhà giáo sát cánh cùng các các học sinh và nhân dân cả nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi có giặc ngoại xâm, thầy và trò “ xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”. Khi đất nước hoà bình, thống nhất, Thầy cùng trò miệt mài giảng dạy và học tập, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, mạnh giàu. Tên tuổi các nhà giáo là anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú như Hà Học Trạc, Nguyễn Lân, Nguyễn Ngọc Ký... tiếp tục làm rạng danh truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam.
Năm 1982, Hội đồng bộ trưởng quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam, dựa trên cơ sở thực tế của các ngày 20 tháng 11 đã qua, phù hợp với truyền thống dân tộc, phù hợp với nguyện vọng tha thiết của giáo giới và các tầng lớp nhân dân. Việc hợp thức hoá ngày 20 tháng 11 chung cho toàn thể giáo giới cả nước với nội dung hoàn chỉnh hơn và tổ chức chỉ đạo chặt chẽ hơn đã tăng thêm sức sống mảnh liệt của ngày nhà giáo Việt Nam.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 trước hết là ngày giáo giới biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, các chủ trương chính sách của nhà nước ta. Đó cũng là ngày động viên, cổ vũ giáo giới thực hiện tốt đường lối và các chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước. Đó cũng là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20/11 bằng những hành động cố gắng học tập rèn luyện để tỏ lòng kính mến, nhớ ơn thầy cô. Các cấp chính quyền, các ban nghành đoàn thể, và các phụ huynh nhân dịp này cũng tổ chức thăm hỏi động viên giúp đỡ các thầy cô làm tốt hơn sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20/11 đã thực sự trở thành ngày hội Nhà Giáo Việt Nam của toàn dân tộc.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua, Đảng và nhà nước hết sức quan tâm và đặc biệt chú ý chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. NQ TW2 khoá 8 của Đảng đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đại hội Đảng toàn quốc nhiều lần đã nhấn mạnh lại vai trò của giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiều cấp uỷ Đảng và chính quyền
  Thông tin chi tiết
Tên file:
TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Tiến Vượng (huyendoan_dautieng@yahoo.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Công nghệ
Gửi lên:
13/04/2012 08:51
Cập nhật:
18/01/2025 18:04
Người gửi:
nguyentienvuong
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
95.00 KB
Xem:
736
Tải về:
17
  Tải về
Từ site Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay13,282
  • Tháng hiện tại137,407
  • Tổng lượt truy cập8,430,144
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi