Anh chị hãy trình bày một số kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, khi giảng dạy theo hướng đổi mới của chương trình SGK hiện nay ở lớp anh (chị) đang giảng dạy.
Bài làm:
Theo điều 2 chương I (những quy định chung) của Luật giáo dục năm 2005 có nêu: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội qua đó hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện mục tiêu giáo dục như đã nêu trên trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã thấy được vai trò, vị trí của các kiến thức, kĩ năng và phương pháp dạy trong từng môn học, cái hay, cái khó và tính chất sáng tạo của việc dạy học, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tình cảm của người thầy đối với công việc giảng dạy.
Rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết như: kiên trì, vượt khó, cẩn thận, thẩm mĩ, sáng tạo, giao tiếp, ứng xử trong đời sống hàng ngày, thói quen tự nhận xét, phê bình, kiểm tra,...
Từ những kết qủa đạt được trong những năm học qua, tôi cảm thấy bản thân mình cần phải cố gắng hơn nữa trong việc tìm tòi và sáng tạo trong công việc giảng dạy của mình, không ngừng học tập ở bạn bè đồng nghiệp lẫn cả học sinh để đạt kết qủa giảng dạy ngày càng đạt chất lượng cao hơn nhằm đạt được mục tiêu của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” , “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Đồng thời với những gì đã đạt được tôi rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy như sau:
Đầu tư thời gian tìm hiểu các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nội dung, phương pháp dạy học của chương trình riêng từng bài học để bao quát toàn bộ chương trình, bảo đảm tính hệ thống, liên thông, ý tưởng của sách giáo khoa. Đồng thời, quán triệt, vận dụng tốt quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp tích cực như đã đề ra.
Phải luôn luôn học tập và rèn luyện, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới bằng nhiều biện pháp, hình thức để tạo sự say mê, yêu thích công việc học tập cho các em. Làm sao người giáo viên phải đi từ những điều kiện đơn giản, dễ hiểu vừa với khả năng của tất cả các đối tượng học sinh, làm cho các em cảm thấy Tiếng Việt không qúa khó và cảm thấy thích thú mỗi khi học các phân môn trong môn tiếng Việt.
Khi các em cảm thấy yêu thích và gần gũi với môn học thì việc tự giác, say mê học tập là động lực rất lớn giúp cho người giáo viên đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy.
Nhưng đồng thời, thầy cũng nghiên cứu đầu tư soạn giảng cho thật kĩ, thật chu đáo, biết học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, biết cập nhật những thông tin có liên quan đến bài học kịp thời, biết vận dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng của mình một cách phù hợp, khéo léo để lôi cuốn các em hơn, biết tự vươn lên những khó khăn trở ngại trong đời thường và nghề nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ với ý chí quyết tâm và niềm say mê, yêu thích của mình.
Khi thất bại cũng không nản lòng, dù vấp phải khó khăn trở ngại cũng không bi quan, tin ở học sinh, yêu thương các em thật sự, nhiệt tình, đem hết khả năng và lòng nhiệt huyết của mình để giảng dạy, tự phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện niềm mong ước tha thiết “Thầy nhiệt tình – Trò hăng hái”.
Nâng cao hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học theo phương châm “Thầy chủ đạo - Trò chủ động, tích cực thông qua thực hành” và lựa chọn, sử dụng hợp lý các phương pháp, hệ thống câu hỏi gợi mở, đồ dùng dạy học để giúp học sinh nhận diện, hình thành kiến thức, vận dụng kiến thức trong luyện tập.
Chú trọng phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập theo từng bước của quy trình và sắp xếp thời gian hợp lý để chuyển tải các bài tập nhằm giúp học sinh tìm hiểu, xác định đúng mục đích yêu cầu của bài tập .Từ nhận xét bài làm của mình, từ đó nhận diện nhanh kiến thức theo yêu cầu của bài học và thành thạo kỹ năng trong luyện tập, giao tiếp, nói, viết.
Đa dạng hóa các hoạt động học