PHÚT TRUYỂN THỐNG
“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ” “ Ăn trái nhớ người trồng cây ” truyền thống “ Tôn sư trọng đạo ” là một truyền thống quí báu của dân tộc ta có từ ngàn xưa và được bảo tồn cho đến ngày nay.
Cha mẹ sinh ra ta, cho ta một hình hài trọn vẹn. Thầy cô dạy cho ta kiến thức, đạo đức, nhân cách để thành người.
Trong cuộc đời mấy ai mà không trải qua thời cắp sách đến trường, suốt thời thơ ấu chúng ta được thầy cô dạy dỗ, rèn luyện để lớp lớp học trò được trưởng thành và giúp ích cho xã hội cho đất nước .
Người thầy được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực. không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời,cho dân,cho đất nước.Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của người thầy. người chỉ rõ: “có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Người thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo-là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”
Nhà giáo được vinh danh là “ Kỹ sư tâm hồn ” nghề dạy học được vinh danh là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí. Ngày nay có biết bao thầy cô những người mang tâm huyết trí tuệ không quản khó khăn, gian khổ cống hiến cho “sự nghiệp trồng người vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đây là sự nghiệp cao quí mà Bác Hồ đã dạy
.
Biết bao Thầy cô đă hy sinh cả một đời người hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, tận tâm tận tụy để con em chúng ta làm hành trang bước vào đời.
Ngày 20/11 ngày mà toàn xã hội tri ân thầy cô giáo.
Kính dâng thầy cô lòng tri ân sâu sắc, lời biết ơn vô vàng.
Ơn thầy em nhớ mãi
Suốt cuộc đời không quên
Nghĩa thầy cao như núi
Như trời rộng bao la
Tình cô như biển cả
Như núi rộng sông dài
Chắp cho em đôi cánh
Để bay vào tương lai.