I.Mục Đích-Yêu cầu
- Trẻ biết được quy trình làm ra hạt lúa , công dụng của hạt lúa, nhận biết được hạt nổi hạt chìm.
- Trẻ biết hợp tác cùng nhau làm các nhiệm vụ mà cô giao, giúp trẻ phát triển tư duy, khéo léo trong các thao tác.
- Trẻ tích cực trả lời câu hỏi của cô,trẻ nói rõ ràng mạch lạc .
- Trẻ nhận ra vẻ đẹp của sản phẩm.Giáo dục trẻ yêu quý bác nông dân, quý trọng hạt lúa đã làm ra.
II.Chuẩn bị:
-Powerpoint về nghề trồng lúa
-Lọ nhựa, lúa, nước, hồ dán, tranh
II-Phương pháp:
- Dùng lời, trò chơi
IV-Tiến hành:
(Hoạt Động 1: Bé biết nghề gì?
-Cô và trẻ cùng vận động bài hát “ tía má em”
- Đàm thoại:
+Công việc của người nông dân có vất vả không?
+Người nông dân làm những công việc gì?( trồng lúa, trồng ngô, trồng đậu..)
+Vậy có gia đình bạn nào làm nghề trồng trọt không?
+ vậy các con đã thấy trồng lúa bao giờ chưa?
+Để biết công việc trồng lúa vất vả như thế nào , chúng ta cùng xem phim nhé.
(Hoạt Động 2: Mình cùng khám phá nhé
-Cô dẫn dắt trẻ đến xem phim
+Chúng ta vừa xem xong đoạn phim . Vậy cô đố các con để làm ra hạt lúa bác nông dân phải làm những công việc gì?( trẻ kể tự do)
+Vậy Lúa dùng để làm gì?( gợi ý trẻ nói )
-Trời tối, trời sáng ò ó o
( Cô cho trẻ xem hạt lúa, hạt gạo
Cô cho trẻ nhận biết hạt lúa và hạt gạo.
Cho trẻ so sánh:
+ Hạt lúa và hạt gạo như thế nào với nhau ? ( lúa có vỏ nhám. Gạo trắng trơn, gạo có từ lúa)
+Vậy lúa có rất nhiều loại khác nhau, người nông dân sẽ để lại những hạt lúa tốt để làm giống đó là những hạt lúa chắc và khỏe.
+Để biết làm thế nào để hạt lúa nẩy mầm ? Hôm nay cô đến lớp cũng có mang theo một câu chuyện để kể cho các con nghe, các con có thích không?
( Cô kể cho trẻ nghe về hạt lúa.
(Hoạt Động 3: Bé thử nghiệm
+Các con thấy người nông dân có vất vả không? Bên cạnh đó công việc chọn giống cũng vất vả không kém.Bây giờ chúng ta cùng thử nghiệm hạt giống nào tốt trồng được và hạt giống nào không trồng được.
( Chơi trò chơi : Kết nhóm
Cô nêu cách thử nghiệm :
+ Có 05 lọ nước và 5 rổ lúa, nhiệm vụ của 05 nhóm là bỏ một ít lúa trong rổ vào lọ nước, và xem điều gì sẽ xảy ra.
( Sau khi trẻ thử nghiệm xong trình bày lại kết quả nhìn thấy được.
+Khi làm thí nghiệm thì thấy điều gì? ( có hạt nổi lên mặt nước, có hạt chìm xuống mặt nước)
+Vì sao hạt lúa nổi lên mạt nước ?( hạt lúa lép) còn hạt chìm xuống mặt nước ?( là hạt lúa chắc)
+Hạt lúa lép có trồng được không? Vì sao?
+Hạt lúa chắc có trồng được không ? Vì sao?
( Cô cho trẻ biết:
+ Sau khi vớt hạt lúa ra ngâm một ngày, một đêm rồi đem ủ ( 1 ngày , 1 đêm)cho hạt lúa nứt ra nẩy mầm thì đem đi gieo hạt lúa
+Để làm ra hạt lúa các con thấy như thế nào?( vất vả)
+Vậy khi ăn cơm mình phải làm sao ?
(Hoạt Động 4: Bé khéo tay
-Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi bé khéo tay
+ Cách chơi: Cho trẻ chia thành 5 nhóm : chọn tranh từ số 1 đến số 5 và dán các chi tiết còn thiếu thành bức tranh hoàn chỉnh.
+ Luật chơi: thời gian thực hiện là trong vòng một đoạn nhạc, sau đó nhóm nào xong trước sẽ dán lên theo số tương ứng trong tranh.
- Cho đại diện các nhóm cùng nhau nhìn tranh kể lại nội dung tranh
+Vậy hôm nay chúng mình biết thêm về nghề gì?
+Ngoài nghề nông ra chúng mình còn có thêm nghề nào nữa?
+Nghề nào cũng cao quý cả vì vậy chúng mình phải biết ơn những người lao động đã làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống bằng cách gì?( ngoan, học giỏi)
+Như lời Bác Hồ dạy hoc thật tốt, lao động tốt
( Kết thúc : Đọc bài ca dao
Ăn một bát cơm
Nhớ người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống
Nhớ người đào ao
Ăn một quả đào