I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết được tên, đặc điểm và lợi ích của cây.
- Trẻ dùng những nét thẳng, nét xiên, nét cong, tròn … và biết phối hợp các nét hợp lý để vẽ cây xanh đẹp và sáng tạo, phân bố tranh hài hòa cân đối.
- Giáo dục trẻ biết nâng niu, giử gìn sản phẩm mình tạo ra, biết yêu thiên nhiên, chăm sóc, bảo vệ các loại cây, không hái hoa, bẻ cành.
II/ CHUẨN BỊ:
- Một số tranh mẫu của cô.
- Các hình học: hình tròn, chữ nhật, tam giác, hình cây xanh.
- Bàn ghế, màu sáp, giấy A4.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
- Cô mở nhạc “Lý cây xanh” tập trung trẻ.
+ Các con có thích cây xanh không ?
+ Tại sao các con thích cây xanh ?
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Bé sáng tạo” .
Cách chơi: chia trẻ thành 3 đội.
Đội 1: Dán các hình tam giácvà hình tròn.(cây xanh)
Đội 2: Dán các hình chữ nhật và hình tròn.(cây xanh)
Đội 3: Dán các hình cây xanh.
Từng trẻ của mỗi đội sẽ chạy lên dán các hình thành các hàng cây xanh rồi chạy về cuối hàng và bạn kế tiếp chạy lên, tiếp tục cho đến khi hết hàng. Đội nào dán nhanh, đẹp và nhiều cây là đội chiến thắng.
Luật chơi: mỗi trẻ chỉ được dán một hình.
- Cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét trò chơi.
Giáo dục trẻ, biết bảo vệ chăm sóc cây, không hái hoa, bẻ cành, tích hợp biến đổi khí hậu, giáo dục Môi Trường.
- Cô và trẻ đi đến khu triển lãm GDATGT
- Trẻ vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
- Cho trẻ xem tranh mẫu.
- Cho trẻ phát biểu tự do.
- Cô gợi ý cho trẻ nói về cách vẽ hàng cây xanh.
- Cô gợi ý cho trẻ cách trang trí cho bức tranh thêm đẹp.(vẽ mặt trời, mây… )
- Cô nhắc nhở trẻ trước khi thực hành, giáo dục trẻ biết tiết kiệm màu và giữ gìn sản phẩm.
- Cho trẻ về bàn thực hành vừa đi vừa đọc thơ “cây dây leo” hay “về cây xanh”
- Cô chú ý bao quát, hướng dẩn trẻ còn yếu.
- Cô thông báo sắp hết giờ và hết giờ.
- Cho trẻ nhận xét bài của bạn.
- Cô nhận xét lại.
=> Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây, tích hợp tư tưởng HCM.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt” và kết thúc.
Khối trưởng Giáo viên
Trần Thanh Thủy Lương Thị Kim Thoa