Phòng giáo dục huyện Dầu Tiếng
Trường Mẫu Giáo An Lập
Đề tài: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề: Quê Hương – Thủ Đô – Bác Hồ
Chủ đề nhánh: nghề truyền thống
Đề tài: thêm bớt phân chia 10 đối tượng
Thời gian: 30 phút
Đối tượng: Lớp lá
Số trẻ: 39 cháu
Ngày dạy:: 08/04/2013
Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Mục đích – yêu cầu
Trẻ biết đếm thành thạo trong phạm vi 10 và thêm bớt trong phạm vi 10. Trẻ biết chia nhóm 10 đối tượng thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau( 9-1, 8-2, 7-3, 6-4, 5-5 ) khi gộp lại thì trở về số lượng ban đầu.
Trẻ nói rỏ ràng tròn câu, mạnh dạng tự tin phát biểu.
Phát triển thể lực qua trò chơi vận động
Trẻ cảm nhận vẽ đẹp thông qua tranh ảnh, đồ dùng dạy học.
Giáo dục cháu nghề làm gốm sứ là một trong những làng nghề truyền thống của Bình Dương được lưu giữ và lưu truyền đến ngày nay. Giáo dục cháu yêu thích học toán
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Mô hình xưởng gốm
Đất nặn
Dây thun
Thẻ số từ 1 - 10
Đồ dùng của trẻ
Bảng con
Đất nặn
Gợi ý hoạt động:
Hoạt động 1: chơi trò chơi vận động
Lắng nghe – lắng nghe
Miệng tròn, lòng trắng phau phau Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày. Là những cái gì ? (Cái bát, cái đĩa)
Cô cho trẻ xem cái chén – cái dĩa
Chén dĩa được làm bằng gì?
Nghề làm chén dĩa bằng đất còn gọi là nghề gốm, nghề gốm là một trong những nghề truyền thống của Bình Dương mình đó các con. Đồ gốm đẹp nhưng dễ vỡ nên cần sử dụng ntn?
Giáo dục cháu sử dụng cẩn thận những đồ dùng trong gia đình.
Cô có một trò chơi chơi với đất sét các con cùng chơi với cô nha
Trò chơi có tên: mang đất sét về lò
Cách chơi: chia trẻ thành 3 nhóm, cử 3 bạn làm đội trưởng, lần lượt mỗi bạn đầu hàng sẽ mang một viên đất trườn lưới thun đến cho đội trưởng. đội trưởng sẽ vo lại cho tròn và bỏ vào rổ.
Luật chơi: bạn nào đụng vào lưới thun phải quay trở lại và đội nào vo đủ 10 viên đất trước là đội chiến thắng
Kết thúc trò chơi cô nhận xét kết quả chơi.
Hoạt động 2: Củng cố số lượng 10
Cho trẻ xem mô hình xưởng gốm
Giáo dục cháu trật tự khi xem
Con thấy gì trong mô hình
Cho trẻ đọc “xưởng gốm sứ”
Cho trẻ đếm số lượng chén , số lượng bình trà trên mô hình,. Và tìm đúng số lượng tương ứng đính lên bảng
Thêm – bớt số lượng
Trên mô hình có 10 cái bình bây giờ ông chủ mới mang đi tặng 1 bình trà
10 bình trà bớt đi 1 còn lại là bao nhiêu bình trà?
Còn 9 bình ông chủ bớt 3 cái còn mấy bình trà?
Có 6 bình ông chủ bớt đi 5 cái thì còn mấy bình?
1 bình trà còn lại ông chủ bớt nốt còn cái nào nữa không?
Xưởng gốm gần bên mang tặng ông chủ 5 bình trà
Có 5 bình Ông chủ cần thêm bao nhiêu cái chén nữa để được 8 bình trà?
Có 8 bình trà ông chủ phải làm sao để được 10 bình trà?
Chia nhóm 10 đối tượng thành 2 phần
Muốn chia 10 bình trà thành 2 phần chúng ta chia như thế nào? ( gọi 1-2 trẻ)
Cô cho trẻ suy nghĩ và chía 10 cái chén thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau.
0 - 10 : 9-1 , 7-3 , 5-5 , 8-2 , 6-4
Sau mỗi cách chia cô gắn thẻ số tương ứng với mỗi phần.
Từ một nhóm có 10 đối tượng ta có thể chia thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau, tất cả các cách chia đó đều cho ta kết quả đúng.
Hoạt động 4: Trò chơi luyện tập
Cho trẻ lấy đồ dùng về ngồi hình tròn và làm theo yêu cầu của cô.
Hoạt động 5: cô hướng dẫn bài tập trong sách
Giáo dục cháu chăm chỉ học toán để sau này biết tính toán giúp ích cho bản thân và những người xung quanh.
Trẻ ra bàn thực hiện cô giúp đỡ trẻ yếu.
Cô báo sắp hết giờ - hết giờ
Nhận xét
Kết thúc thu dọn đồ dùng đồ chơi
TTCM GV